Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì tính tiện dụng của nó. Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần.
Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sưn rụng trứng hàng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai.
Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó.
Tuy nhiên, cũng như bất kì biện pháp tránh thai nào, miếng dán tránh thai cũng có những tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Miếng dán ngừa thai có thể gây kích ứng da tại chỗ dán, căng ngực, nhức đầu, cảm giác châm chích vùng dán, buồn nôn, đau âm ỉ vùng bụng. Do chứa hàm lượng estrogen cao nên miếng dán ngừa thai có thể gây tác dụng phụ nhiều hơn so với các loại thuốc khác và cũng có thể do cơ thể bạn chưa thích ứng được với hàm lượng estrogen cao như vậy. Thông thường những tác dụng phụ này sẽ giảm theo thời gian sử dụng.
Có thế gây tai biến
Miếng dán ngừa thai chứa norel gestromin/ethinyl estradiol làm tăng nguy cơ cục máu đông và bệnh huyết khối ở một số người. Các triệu chứng có thể báo trước huyết khối thường gặp là đau bắp chân, khó thở, đau tức ngực hay ho ra máu.
Người sử dụng miếng dán tránh thai bị hấp thu lượng estrogen cao hơn khi dùng viên nén tránh thai thông thường khoảng 60% bởi cơ chế thẩm thấu và đào thải của miếng dán có nhiều khác biệt so viên nén đường uống.
Sự tăng cao bất thường của lượng hormone estrogen trong máu đã khiến chứng huyết khối tăng gấp 3 lần so với những XX dùng viên nén tránh thai.
Nhiều trường hợp có thể gây tử vong
Tuy chỉ là trường hợp đặc biệt nhưng không có nghĩa là không cần lưu ý. Điều này là do lượng oestrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu, còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu.
Vì vậy, đối với những XX bị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, 1 số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến, dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây ra những tai biến
Cho dù lượng estrogen của miếng dán và viên tránh thai là bằng nhau nhưng những nếu XX dùng miếng dán sẽ hấp thu lượng estrogen nhiều hơn khoảng 50% lượng hormone so với những phụ nữ dùng viên nén". Nghiên cứu cũng chỉ rõ khi XX dùng viên nén dược chất được hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa. Trong quá trình đó một nửa lượng estrogen đã bị đào thải ra ngoài.
Do đó nồng độ hormone ở những XX dùng viên nén tránh thai chỉ ở mức cao nhất khoảng 1 hoặc 2 giờ sau khi dùng thuốc. Sau 12 tiếng nồng độ estrogen lại trở lại bình thường. Điều đó có nghĩa cơ thể không phải chịu nồng độ estrogen cao trong suốt 24 giờ.
Để tránh tai biến này, trước khi sử dụng miếng dán tránh thai, chị em cần đi khám để biết mình bị bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Nếu có không thì có thể dùng miếng dán ngừa thai chứa 2 hormone.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza