Bài tập khởi động
Khởi động là bước quan trọng nhất đối với bất kì hoạt động thể dục nào, đây là giai đoạn làm ấm cơ thể trước khi tập luyện chính thức, hãy dành 5-10 phút khởi động sẽ rất có ích khi bạn tiến hành những động tác, cường độ mạnh hơn. Việc khởi động có tác dụng làm các mạch máu lưu thông, đồng thời cung cấp oxy tới các cơ bắp, giúp bôi trơn các khớp xương, ngăn ngừa chấn thương.
Nên tránh những bài tập có tính chất xóc nảy
Những môn thể như bóng chuyền, cầu lông, tennis hay bóng đã đòi hỏi bạn phải di chuyển nhiều và thay đổi vị trí liên tục. Trong quá trình mang thai, các khớp xương rất dễ bị yếu. Khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể cũng thay đổi, do vậy nguy cơ bị chấn thương khi tập những môn này là rất lớn. Bạn nên chọn hình thức nhẹ nhàng hơn như đi bộ hoặc bơi lội…
Không nín thở, nhất là trong động tác nâng trọng lượng
Nên tránh nín thở trong những động tác tập thông thường, ngoài các bài tập hít thở kiểu Yaga. Nếu bạn nín thở, chỉ trong vài giây cũng dễ làm giảm sự cung cấp oxy vào bào thai. Ngoài ra, nếu tập những bài tập hoạt động nhiều bạn cũng nên giữ nhịp thở ổn định.
Không nên tập quá sức
Việc tập luyện khi mang bầu không giống như khi bạn tập với mục đích giữ vóc dáng hay giảm cần, nên bạn cũng không nên ép cơ thể tập luyện hết công xuất hoặc cố kéo thời gian tập dài ra.
Không nên ngồi ngay sau lúc tập luyện
Hãy dành khoảng 5-10 phúy để đi lại trước khi kết thúc buổi tập. Bước này giúp cho nhịp tim của bạn ổn định, các mạch máu được tuần hoàn bình thường, tránh cho bạn cảm giác bị choáng sau khi tập
Không sử dụng các bài tập nằm duỗi lưng trong những tháng cuối
Những bài tập nằm duỗi lưng khiến cho lưng gây sức ép lên các động mạch chính, điều này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Bạn nên đổi sang những động tác với tư thế đứng, bạn có thể chống tay, hay nằm nghiêng một bên hoặc những động tác luyện tập với bóng. Nên chọn những loại bóng to, chuyên dụng dành cho người mang thai
Chuyển động tác một cách từ từ
Trong quá trình mang thai, chị em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Đây cũng là nguyên do bạn nên thận trọng khi thay đổi vị trí tập. Việc thay đổi thao tác nhanh quá sẽ khiến cho bạn bị chóng mặt và rất dễ bị ngã
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều nước trong quá trình tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất nước, nếu mất nước rất có thể bạn sẽ phải chịu những cơn co bóp dạ con và thân nhiệt tăng. Trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ gây nguy hiểm cho cả bạn và bé. Thời gian uống nước ở mỗi lần nên cách nhau 20 phút trong quá trình tập
Trang phục khi tập
Thai phụ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, dễ thở để tiện lợi cho quá trình tập. Lúc mới khởi động, nên mặc thêm một chiếc áo khoác mỏng. Khi cơ thể đã nóng lên, bạn mới nên cởi bỏ chiếc áo này. Bởi khi mang thai, thân nhiệt của bạn sẽ cao hơn bình thường. Do đó, nếu chủ quan bạn dễ bị nhiễm lạnh.
Chị em cũng nên chọn áo lót rộng rãi hơn, kèm theo những đôi giày tập phù hợp với kích cỡ bàn chân, sẽ giúp bạn nâng đỡ cơ thể. Những đôi giày tập nên được thay đổi size thường xuyên, nhất là trong giai đoạn bạn có dấu hiệu bị phù ở chân.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ
Mặc dù trước khi mang thai bạn cũng đã có thời gian tập luyện thể dục đều đặn nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những bài tập cho từng thai kì khác nhau, những bài tập nên và tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi
Đối với những chị em chưa luyện tập trước đó, thì các bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn những bài tập dành cho người mới bắt đầu.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza