Nguyên nhân
Theo các nghiên cứu khoa học, đối tượng mắc bệnh huyết áp thấp thường thuộc các trường hợp sau:
Cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức, mất ngủ, stress, do suy giảm hoạt động của tuyến giáp, suy giảm đường trong máu, có nhịp tim chậm.
Huyết áp thấp còn có thể do yếu tố di truyền, với những người có thể trạng yếu, hay người mắc một số bệnh huyết học kèm theo như viêm đại tràng mạn tính, lao, viêm loét dạ dày tá tràng, ..
Ngoài ra, nguyên nhân gây chứng bệnh này còn có sự tham gia của các yếu tố như cuộc sống căng thẳng, bị ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm, khuynh hướng lạm dụng độc chất…
Nguy cơ nghiêm trọng
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y học Đại học Columbiaa, tỷ lệ người tử vong do huyết áp thấp ngày càng tăng cao. Trong số 10.000 nguowfitham gia cuộc nghiên cứu ngày thì phần lớn đã từng được chuẩn đoán là mắc các bệnh liên quan đến động mạch vành và huyết áp thấp, đây là một tác nhân khiến cho các vấn đề về sức khỏe diễn biến xấu đi.
Nếu không có các biện pháp chữa huyết áp thấp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… trường hợp nặng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều bệnh nhân bị háp áp thấp do thói quen sống không lành mạnh, không quan tâm đến tình hình bệnh đã để dẫn tới tình trạng tai biến mạch máu não, trong đó 30% bị nhồi máu não
Đặc biệt những người thường xuyên bị huyết áp thấp có thể gây sốc, đặc biệt là nguy hiểm đến tính mạng trong các trường hợp như đang lái xe, làm việc ở tầng cao.
Các dấu hiệu huyết áp thấp
Huyết áp thấp sinh lý: Tình trạng này thường thấy ở những người khỏe mạnh, có đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, không có những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng. Ở dấu hiệu này có thể gặp là huyết áp thấp do thể trạng- di truyền, huyết áp thấp còn rèn sức bền thường xuyên. Chẳng hạn như ở một vận động viên chạy, đạp xe đạp cư ly dài, bơi lội hay huyết áp thấp ở cư dân sống trên núi cao vì sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu oxy.
Huyết áp thấp bệnh lý: Trường hợp này thường xảy ra hiện tượng tụt huyết áp cấp và huyết áp thấp mãn tính.
Đối với tụt huyết áp cấp người bệnh sẽ có các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất.
Huyết áp thấp mãn tính lại gồm: huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát.
Huyết áp thấp nguyên phát là do giảm trương lực thần kinh mạch máu. Huyết áp thấp thứ phát với các triệu chứng của bệnh như bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính, thiếu máu, hay ngộ độc như viêm đường mật, viêm họng mãn, sâu răng, viêm lợi…
Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh – mạch máu bệnh huyết áp thấp có những biểu hiện như chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim như đau ngực trái, điện tim biến đổi, rối loạn nhịp tim.
Những người cao tuổi phải có một chế độ ăn uống và luyện tập thể dục hợp lý nhằm đảm bảo mức ổn định của huyết áp.
Triệu chứng
Đối với những người có huyết áp thấp thì thường xảy ra các triệu chứng như
– Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, có trạng thái muốn lả đi và luôn muốn được nghỉ ngơi.
– Khó tập trung và rất dễ nổi cáu.
– Suy giảm khả năng tình dục
– Da nhăn nheo, khô da, kèm theo các dấu hiệu rụng tóc.
-Thường xuyên vã mồ hôi lạnh, thở dốc, lúc nói có cảm giác như bị hụt hơi đặc biệt là khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng, nhiều khi thay đổi tư thế cũng bị choáng váng, xây xẩm mặt mày.
Điều chỉnh huyết áp từ những thói quen
Ăn uống
Huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa – dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu.
Các thói quen xấu sẽ làm giảm trương lựcđi sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý, thông thường 3 – 4 bữa/ngày, ăn giảm khối lượng. Không được áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.
Ngoài ra, nên lưu một số thức ăn đồ uống khả năng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho… Người cao tuổi cần có sự tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này.
Trong một số trường hợp bệnh lý người bệnh cần dùng thuốc để điều trị. Hầu hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau:
Phương pháp luyện tập
Bệnh nhân bị huyết áp thấp không nên đứng lâu một chỗ mà phải thường xuyên vận động. Nguyên dân dẫn tới huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch máu – thành mạch máu quá yếu dẫn đến sức co bóp của tim yếu do đó cơ tim yếu và cuối cùng biểu hiện là tim đập nhanh, yếu.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Nên áp dụng các bài tập như đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu hay cầu lông đều rất tốt.
Các bài tập nên kéo dài khoảng 10 – 15 phút, một ngày nên áp dụng 2-3 lần. Song, người huyết áp thấp cũng nên tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường độ lớn và trong thời gian dài. Nếu cảm thấy không được khỏe mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu có thể tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn.
Các lưu ý khác
Những người bị huyết áp thấp cần ngủ nhiều hơn. Hãy đảm bảo một giấc ngủ sâu để có tâm trạng thoải mái, điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung tâm vận mạch.
Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần do các loại thuốc này có thể làm giảm huyết áp, đau đầu và buồn ngủ ban ngày. Nếu có thì bạn nên sử dụng một số loại chè thảo mộc.
Cũng có thể áp dụng cách tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp có tác dụng rèn luyện trương lực mạch máu – cải thiện trương lực mạch máu.
Hay phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5 – 6 lần, 3 lần tập/ngày.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza