HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Amip ăn não người không được xem thường bệnh

    Khái niêm Amip 

    Amip hay trùng biến hình hoặc trùng chân giả là các dạng sự sống đơn bào có đặc trưng là hình dáng không theo quy luật nhất định.

    Ngay cả các nhà sinh vật học cũng thường sử dụng các thuật ngữ "amoeboid" và "amœba" như là tương đương và có thể hoán đổi lẫn cho nhau, nói chung trong tiếng Việt được dịch ra thành amip (từ tiếng Pháp amibe) hay trùng biến hình hoặc trùng chân giả, và đặc biệt sử dụng nhiều khi nhắc tới các sinh vật di chuyển bằng cách sử dụng các chân giả. Phần lớn các dẫn chiếu tới "amoeba" hay "amoebae" là nhắc tới sinh vật dạng amip nói chung chứ không phải là chỉ để chỉ mỗi chi cụ thể là Amoeba. Cả tên gọi khoa học của chi Amoeba lẫn thuật ngữ amoeboid nói chung đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại Lạp αμοιβή (amoibè), để chỉ sự thay đổi, biến hình.

    Cấu trúc

    Các sinh vật dạng amip (amoeboid) di chuyển bằng cách sử dụng các chân giả, là những chỗ phình ra của tế bào chất.

    Các loài amip hô hấp bằng cách sử dụng toàn bộ màng tế bào của chúng, phần thường xuyên được ngâm chìm trong nước. Lượng nước dư thừa có thể chui vào trong cơ chất tế bào chất (cytosol). Các amip có một không bào có thể co lại để đẩy lượng nước thừa ra ngoài.

    Nguồn thực phẩm thay đổi ở các loài chân rễ (Rhizopoda). Chúng có thể tiêu thụ vi khuẩn hay các sinh vật nguyên sinh khác. Một số loài là dạng ăn mảnh vụn và chúng ăn vật chất hữu cơ chết. Chúng giơ cặp chân giả ra để ôm lấy thức ăn. Chúng hợp nhất lại để tạo ra một không bào thức ăn để sau đó hợp nhất với tiêu thể (lysosome) nhằm bổ sung các hóa chất tiêu hóa. Thức ăn không tiêu hóa được đẩy ra tại màng tế bào.

    Các amip sử dụng các chân giả để di chuyển và kiếm ăn. Các chân giả được cung cấp lực bởi các vi sợi linh động gần màng. Các vi sợi này bao gồm ít nhất là 50% khung xương tế bào. Các phần khác là cứng hơn và bao gồm các sợi trung gian và các vĩ quản. Những phần này không được sử dụng trong chuyển động của amip, mà là các bộ xương cứng mà trên đó thì các cơ quan tử được đỡ hay có thể di chuyển.

    Lớp vỏ của các amip thường chứa canxi. Các loại protein hay vật chất khác được tổng hợp bên trong tế bào và xuất ra ngay bên ngoài màng tế bào.

    Các loài amip dường như là có quan hệ với 2 nhóm sinh vật nguyên sinh trông tương tự như nấm. Hai nhóm này là Myxogastria (niêm khuẩn hợp bào) và Acrasidae (niêm khuẩn tế bào). Hai nhóm sinh vật này sử dụng di chuyển kiểu amip trong giai đoạn tìm kiếm thức ăn của mình. Nhóm thứ nhất về cơ bản là một amip lớn nhiều nhân, trong khi nhóm thứ hai sống đơn độc cho tới khi hết thức ăn; trong đó một tập đoàn chứa các sinh vật này vận hành như là một khối. Bên cạnh đó, Myxogastria cũng sử dụng các giao tử kiểu amip.

    Amip ăn não có rất nhiều trong môi trường tự nhiên

    Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri (một loại ký sinh trùng). Đây là loại ký sinh trùng rất hiếm gặp và không phải loại amip thông thường tồn tại trong tự nhiên.
     
    Loại amip ăn não người thường được tìm thấy trong các vật thể trong nguồn nước ngọt tự nhiên, ấm nóng như sông, hồ; các vùng có địa nhiệt hoặc suối nước nóng tự nhiên; nước ấm thải ra từ các khu hoặc nhà máy công nghiệp; nguồn nước uống xuất phát từ địa nhiệt; trong đất ẩm; hồ bơi ít khi được bảo trì, bảo dưỡng và quan tâm đến vấn đề vệ sinh, nhất là vấn đề sát khuẩn.
     
    PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, ký sinh trùng này phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 46 độ C nhưng cũng có thể sống sót trong một thời gian ngắn ở nhiệt độ cao hơn. 
     
    Theo ông Hiển, khó có thể loại trừ ký sinh trùng này ra khỏi môi trường nước tự nhiên. Nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng này là khi nhảy xuống nước, lặn đầu xuống nước hay các hoạt động có liên quan đến nước có nguy cơ làm nước xộc mạnh vào mũi.
     
    Các giai đoạn phát triển của trùng amip ăn não người 
     
    Ông Hiển cho biết, bệnh do amip ăn não người gây ra là bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong lên đến 99%, tuy nhiên điều may mắn là bệnh rất hiếm gặp, nguy cơ nhiễm bệnh là rất thấp. Trong vòng 50 năm (từ 1962 đến 2011) chỉ báo cáo có 123 người mắc bệnh này ở Mỹ.
     
    Ngoài ra, bệnh không có khả năng lây từ người sang người, cũng không có khả năng gây thành dịch.
     
    Tại Việt Nam, tuy đã có 2 người tử vong nhưng đây là những ca tử vong đầu tiên, do đó các nhà dịch tễ học đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu (Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỷ lệ hay vùng lưu hành của amip “ăn” não người). Do đó, người dân không nên hoang mang, đổ xô đi khám mà nên cảnh giác, thực hiện các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.
     
    Cơ chế “ăn não người” của amip 
     
    Naegleria fowleri (amip ăn não người) là loài amip tự do thuộc giống Naegleria gây viêm màng não – não bất thường.
     
    Sau khi Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể người qua niêm mạc mũi, chúng phá vỡ hàng rào bảo vệ của chất nhầy ở niêm mạc mũi, sau đó đi qua các dây thần kinh vùng khứu giác rồi di chuyển đi lên não, rồi cư trú tại một vùng nhất định của não, sinh sản một cách nhanh chóng.
     
    Tại não chúng ăn tế bào hồng cầu và tế bào não, gây nên tình trạng viêm não – màng não cấp tính.
     
    Sau khi amip xâm nhập, cơ thể người có thời kỳ nung bệnh khoảng từ 1 – 14 ngày thì các triệu chứng khởi đầu của bệnh sẽ xuất hiện (thời kỳ tiên phát) như nhức đầu, sốt, thở nhanh khoảng 30 lần/ phút. Sốt có thể lúc đầu là sốt nhẹ, sau đó sốt cao lên tới 39 – 41 độ C, kèm theo các triệu chứng về thần kinh như cứng cổ, ảo giác, mất khả năng kiểm soát hành vi.
     
    Tiếp đến bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng như lú lẫn, u ám, thiếu tập trung và có thể xuất hiện cơn co giật.
     
    Bệnh diễn biến rất nhanh đi đến suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
     
    Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi tử vong có thể xảy ra vào khoảng 7 – 14 ngày, đặc biệt có trường hợp nặng chỉ trong vài ngày.
     
    Các triệu chứng gây bệnh của amip ăn não người rất giống với các triệu chứng bệnh viêm màng não – não do vi khuẩn hoặc virut gây ra nên dễ chẩn đoán nhầm.
     
    Cách phòng ngừa

    Theo PGS Hiển, cách phòng bệnh chắc chắn nhất là hạn chế hoặc không có các hoạt động liên quan đến nước ấm/nóng trong tự nhiên như lặn trong nước hay hít nước vào mũi nước không được tiệt trùng đúng cách.

    Do khó có thể loại trừ ký sinh trùng này ra khỏi môi trường nước tự nhiên nên về mặt lý thuyết, cần tiến hành các biện pháp dự phòng như: Bịt mũi hay dùng kẹp mũi khi bơi lội hay lặn xuống nước hay không lặn xuống các suối nước nóng hay sông hồ có nước ấm, hay nhiệt độ nước cao mà chưa được xử lý tiệt trùng đúng cách; hạn chế đào bới hay khuấy lắng cặn ở các khu vực có nước nóng. Tiệt trùng theo đúng phương pháp nước ở bể bơi là có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng này. Vì thế, người dân không nên quá hoang mang khi đến những hồ bơi đủ chuẩn.
     
    Amip ăn não rất dễ nhầm với viêm màng não
     
    Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này về mặt lâm sàng giống viêm màng não do vi khuẩn.
     
    Theo PGS, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ trung ương, bệnh viêm màng não do amip ăn não người 99% gây tử vong nhưng thường bị bỏ qua vì triệu chứng lâm sàng gần giống viêm màng não do vi khuẩn.
     
    PGS.TS Nguyễn Trần Hiển lý giải, bệnh viêm não màng não tiên phát do ký sinh trùng amip ăn não Naegleria fowleri là một bệnh của hệ thần kinh
     
    trung ương. Đây là bệnh rất nguy hiểm, hầu hết gây tử vong, đến 99%. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh này về mặt lâm sàng giống viêm màng não do vi khuẩn. Do đó thường bị bỏ qua và được chẩn đoán rất muộn, thậm chí sau khi chết, đặc biệt khi bệnh diễn biến nhanh. 
     
     
     
    Một số thuốc có hiệu quả điều trị bệnh trong phòng thí nghiệm, nhưng trên thực tế thì hiệu quả điều trị không rõ ràng, hầu hết bệnh nhân vẫn tử vong. Hiện chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả của các thuốc điều trị bệnh này, theo tiến sĩ Hiển. 
     
    Một điều may mắn là bệnh rất hiếm gặp. Nguy cơ nhiễm là rất thấp. Naegleria fowleri là sinh vật đơn bào sống tự do trong nước, ưa thích môi trường nước nóng, thường phổ biến ở trong tự nhiên như nước sông, hồ, suối nước nóng và trong đất.
     
    Nó không được tìm thấy trong nước biển. Naegleria fowleri rất hiếm khi được phát hiện trong các bể bơi chưa được tiệt trùng đúng cách hay ở vòi nước nóng. Ký sinh trùng này phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 46 độ C và có thể sống sót trong một thời gian ngắn ở nhiệt độ cao hơn. 
     
    Nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng này là nhảy xuống nước, lặn đầu xuống nước hay các hoạt động có liên quan đến nước có nguy cơ làm nước xộc mạnh vào mũi. Bệnh không lây truyền từ người sang người, không gây thành dịch.
     
    "’Dễ nhầm amip ăn não là viêm màng não"
     
    Theo tiến sĩ Hiển, nhiều khả năng là ký sinh trùng này có thể có mặt ở các cơ sở vui chơi giải trí sử dụng nước sông, hồ có nước ấm hay suối nước nóng. Bệnh do amip ăn não thường xảy ra vào mùa nóng, từ tháng 6 đến tháng 9. Nguy cơ mắc bệnh có thể xảy ra dù rất thấp ở khu vực có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật này. 
     
    "Vì tỷ lệ nhiễm bệnh rất thấp nên khó biết tại sao chỉ một số rất ít người nhiễm bệnh so với hàng triệu người sử dụng chung nguồn nước đó. Do đó cách phòng bệnh chắc chắn nhất là hạn chế hay không có các hoạt động liên quan đến nước ấm/nóng trong tự nhiên như lặn trong nước hay hít nước vào mũi nước không được tiệt trùng đúng cách", tiến sĩ Hiển nói. 
     
    Khó có thể loại trừ ký sinh trùng này ra khỏi môi trường nước tự nhiên. Về mặt lý thuyết, cần tiến hành các biện pháp dự phòng như sau: Bịt mũi hay dùng kẹp mũi khi bơi lội, lặn xuống nước. Không lặn xuống các suối nước nóng hay sông hồ có nước ấm, hay nhiệt độ nước cao mà chưa được xử lý tiệt trùng đúng cách.
     
    Hạn chế đào bới hay khuấy lắng cặn ở các khu vực có nước nóng. Tiệt trùng theo đúng phương pháp nước ở bể bơi là có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng này. 
     
    Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng – Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, cơ chế lây của amip ăn não là xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não, gây viêm màng não, làm tăng bạch cầu trong dịch não tủy.
     
    Tuy nhiên bản chất của amip là các ký sinh trùng nên thông thường rất hiếm khi xâm nhập vào cơ thể người. 
     
    Hiện chưa có thông tin cụ thể nào về những người có nguy cơ cao bị amip ăn não xâm nhập. Song có thể những người có tiền sử bệnh hô hấp, đang có sẵn bệnh mũi họng thì khi tiếp xúc với môi trường nước nhiễm amip này sẽ dễ mắc hơn. 
     
    Mặt khác, bác sĩ Lâm cho rằng chưa có một nghiên cứu, một tài liệu nào tìm thấy sự có mặt của amip ăn não, nồng độ các amip này trong các ao hồ, sông suối. Có thông tin cho rằng loại amip này có thể nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy amip này không gây bệnh thông qua uống nước hay qua đường ăn uống nguồn nước có nhiễm amip. 
     
    Theo các bác sĩ, khi nhiễm amip ăn não, bệnh nhân có thể khởi đầu dấu hiệu bệnh với việc thay đổi mùi vị. Các triệu chứng đầu tiên của hội chứng viêm não, màng não xuất hiện khoảng 5 ngày (từ 1 đến 7 ngày) sau nhiễm trùng, bao gồm đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn. Các triệu chứng muộn có thể bao gồm cổ cứng, lú lẫn, mất tập trung, mất thăng bằng, chứng ảo giác và co giật. Sau đó bệnh tiến triển nhanh và thường dẫn đến tử vong trong vòng 5 ngày (từ 1 đến 12 ngày). 
     
    Do đó khi có các triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, có thể làm giảm nguy cơ tử vong. 
     
    Bác sĩ Lâm nói : "Những cảnh báo đối với người dân thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước ngọt ở các ao hồ, sông suối là cần thiết nhưng không thể áp đặt, ngay cả khi cảnh báo quá mức, cảnh báo lệch lạc cũng không tốt, thậm chí gây tác dụng ngược".
     
    Cảnh báo ‘amip ăn não người’ từ nước muối nhỏ mũi tự pha
     
    Có ít nhất 2 bệnh nhân ở Mỹ đã tử vong sau khi dùng dung dịch nước muối tự pha để súc rửa mũi, theo báo cáo mới nhất từ một cuộc điều tra các ca tử vong của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ.
     
    Nạn nhân đã qua đời là một người đàn ông 28 tuổi và một phụ nữ 51 tuổi sống tại Louisiana (Mỹ), được báo cáo là có sử dụng nước muối để rửa xoang.
     
    Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước sinh hoạt gia đình của các bệnh nhân trên cho thấy tất cả đều có "amip ăn não người" (tên khoa học là Naegleria fowleri), một loài vi sinh vật đơn bào nguy hiểm có thể chui vào mũi người và xâm nhập vào não gây tử vong. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi các nạn nhân dùng nước máy chưa qua khử trùng để pha dung dịch nước muối nhỏ vào mũi, đã vô tình "mở đường vô điều kiện" cho "amip ăn não người" di chuyển vào não bộ.
     
    Cơ quan y tế khuyên người dân chỉ nên dùng nước vô trùng hoặc nước cất để pha dung dịch muối súc rửa mũi 
     
    Súc rửa mũi bằng nước muối để làm thông xoang và phòng bệnh mũi xoang là một phương pháp rất phổ biến ở Ấn Độ và nhiều nước Nam Á. Từ đầu tháng Tám, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đã cảnh báo không nên sử dụng phương pháp súc rửa mũi này bởi trong nước muối có thể chứa Naegleria fowleri và các loại vi khuẩn khác. Trên thực tế nếu vi khuẩn đi vào cơ thể bằng đường tiêu hóa thì acid ở ruột có thể tiêu diệt được vi khuẩn, song khoang mũi và xoang lại không hề có khả năng phòng vệ như thế.
     
    Nói về hoạt động của vi khuẩn Naegleria fowleri, Jonathan Yoder, một nhà dịch tễ học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, "amip ăn não người" khi xâm nhập vào não người sẽ cư ngụ ở môi trường chất lỏng bên trong hộp sọ. Sau đó "quái vật" sẽ bắt đầu nhân lên rồi ăn các tế bào não và giết vật chủ chỉ trong vài ngày. 
     
    "Đây là một điều kiện rất hiếm hoi nhưng chắc chắn là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình họ", Jonathan phát biểu trên Reuters Health.
     
    Dấu hiệu nguy hiểm được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 6/2011 khi một người đàn ông ở miền Nam Louisiana đột nhiên thấy nhức đầu như búa bổ, lưng đau ê ẩm, cổ như cứng lại và nôn mửa liên tục.
     
    Ngày hôm sau, bệnh nhân được đưa đến một bệnh viện ở New Orleans trong tình trạng nguy kịch và sốt cao. Nhận thấy có một áp lực rất lớn lên hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân, các bác sĩ đã lấy nước tủy sống trong não kiểm tra thì dịch não tủy bắn ra hơn 5 cm.
     
    Được tiêm kháng sinh mạnh nhưng người đàn ông đã bị chết não vào ngày 6/6 năm ngoái, chỉ 3 ngày sau khi phát bệnh. Trường hợp này đã được trung tâm CDC báo cáo trên tạp chí về các bệnh truyền nhiễm.
     
    Một trường hợp khác được ghi nhận xảy ra chỉ sau đó vài tháng. Một phụ nữ từ phía Bắc Louisiana đã được cấp cứu bằng trực thăng đến bệnh viện sau 3 ngày sốt cao và nôn mửa. Bệnh nhân này cũng có triệu chứng tê cứng cổ, hôn mê và qua đời ngày 2/10/2011 sau 5 ngày nằm viện.
     
    Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ sau khi xét nghiệm mẫu mô kết luận cả hai trường hợp bệnh nhân trên đều chết vì viêm não màng não do "amip ăn não người" gây ra. "Amip phải được đưa vào mũi mới có thể di chuyển lên não bộ. Nó không phải là loài ký sinh trùng điển hình làm hại con người. Nó rất thích sống trong môi trường tự nhiên", nhà dịch tễ học Jonathan nói.
     
    Trước đó CDC chỉ ghi nhận một vài trường hợp nhiễm amip mỗi năm. Hầu như tất cả bệnh nhân bị nhiễm đều có liên quan đến việc bơi lội trong hồ nước công cộng hoặc dùng một loại nước chưa diệt khuẩn khác. Gia đình và bạn bè của những người quá cố cho biết khoảng vài tuần trước khi ca bệnh chết người xảy ra, các nạn nhân đều không tiếp xúc với nước sinh hoạt ở nhà.

    Muối không đủ để diệt sạch vi khuẩn
     
    Cũng theo Jonathan Yoder, 2 bệnh nhân tử vong ở Louisiana là những trường hợp đầu tiên nhiễm Naegleria fowleri từ hệ thống nước máy sinh hoạt gia đình được cung cấp bởi nhà máy nước trực thuộc trung ương. Nhà nghiên cứu dịch tễ học cho biết, ông không thể tìm ra nguyên nhân làm thế nào mà khuẩn amip có thể thâm nhập vào hệ thống nước, bởi xét nghiệm mẫu nước từ nhà máy xử lý ở đầu nguồn không thấy loài vi sinh vật này.
     
    Tuy nhiên nghiên cứu của CDC cho thấy chỉ cần một lần Naegleria fowleri xâm nhập vào hệ thống ống nước thì nó có thể tồn tại lâu dài ở đó. Ngay cả khi cho muối vào nước cũng không chắc chắn loại bỏ hết vi khuẩn. "Chúng tôi thấy rằng muối có thể giết chết vi khuẩn nhưng phải mất thời gian dài khoảng 18 tiếng đồng hồ", Jonathan nói.
     
    Sau vụ việc này các quan chức y tế Mỹ khuyên người dân muốn súc rửa mũi bằng nước muối thì nên dùng nước vô trùng hoặc nước cất mua trong các cửa hàng; hoặc nước máy đun sôi ít nhất 3 phút để nguội. Cũng có thể dùng nước đã qua một bộ lọc với kích thước lỗ lọc không quá 0,001 mm.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội