HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh gan mật

    Độc tính trên gan của thuốc phải làm thế nào?

    Thông số tiên đóan tổn thương gan do ngộ độc thuốc

    Có một số cách tiên đoán bệnh gan mãn và cấp tính trở nên có biểu hiện lâm sàng. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan do thuốc thường không đặc hiệu. Tổn thương gan do thuốc có thể chỉ biểu hiện bằng một hoặc nhiều hơn sự bất thường của chỉ số sinh hóa .

    Phần lớn tăng men gan do thuốc không triệu chứng và không tiến triển. Có ít bệnh nhân suy gan đột ngột đưa đến tử vong hay phải ghép gan. Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng giống viêm gan cấp , viêm gan mãn hay bệnh đường mật. Sự phát triển của vàng da thấy được trên lâm sàng (bilirubin >3mg/dl) kèm theo sự tăng men gan cho tiên đóan tổn thương gan trầm trọng .

    Phân lọai ngộ độc gan do thuốc

    Tổn thương gan do thuốc có thể phân lọai: tổn thương tế bào gan, tổn thương đường mật, hoặc tổn thương phối hợp cả hai. Có nhiều lọai thuốc không chỉ gây tổn thương đơn độc mà gây tổn thương phối hợp. Những thuốc gây tổn thương gan có đặc điểm cho biết thời gian khởi phát bệnh, tần số , tiến triển bệnh, lọai ngộ độc gan. Tổn thương gan do thuốc thường có đặc điểm giống bệnh lý tự miễn.

    Chẩn đóan tổn thương gan do thuốc:

    Chẩn đóan tổn thương gan do một lọai thuốc nào đó gây ra thường dựa trên hòan cảnh bệnh và sự nghi ngờ của thầy thuốc nhận thấy rằng thời điểm khởi phát tổn thương gan liên quan đến lọai thuốc đang sử dụng mà thuốc này có khả năng gây độc cho gan như đã nói ở trên. Giải quyết biểu hiện của tổn thương gan thường là ngưng dùng thuốc gây độc gan. Đánh giá mô học của gan để biết mức độ tổn thương gan và tổn thương lọai gì, không phải để biết tổn thương do thuốc gì.

    Mặc dù tăng nồng độ men gan aminotransferase là dấu hiệu phản ánh tổn thương gan nhưng đây không phải là căn cứ “dự báo” hay “chỉ điểm” độc tính trầm trọng. Bởi vì gan có khả năng thích ứng, hồi phục. Ví dụ, lần đầu dùng thuốc chống lao isoniazid thấy tăng aminotransferase, nhưng những lần sau có khi không lặp lại. Trên súc vật, statin làm tăng aminotransferase gây tổn thương gan nặng, nhưng trên người hiếm khi gây độc gan đáng kể trên lâm sàng. Trong khi đó, các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó chịu ở hạ sườn phải, nước tiểu sậm màu… lại là những bằng chứng đầu tiên của độc tính gan. Thiếu sót phổ biến là có lúc “cảnh giác quá mức” khi thấy sự tăng aminotransferase (do phòng xét nghiệm cung cấp) nhưng lại quên dặn người bệnh báo cáo ngay những bằng chứng đầu tiên của độc tính gan để xử lí.

    Tất nhiên, cũng có trường hợp cả hai điều này xảy ra cùng lúc nhưng dẫu sao thì người bệnh vẫn có điều kiện quan sát các triệu chứng lâm sàng ban đầu hơn và việc căn dặn người bệnh là cần thiết.

    Xác định tổn thương gan do thuốc cần xét nghiệm, quan sát lâm sàng, xem xét các điều kiện liên quan. Do vậy, không phải tuyến nào cũng làm được.

    Thuốc nào gây tổn thương gan?

    Mỗi thuốc gây ra một kiểu tổn thương gan nhất định. Dựa vào đó, người ta phân loại ra từng nhóm cho dễ nhận biết. Dưới đây là các nhóm thuốc gây độc cho gan thường gặp:

    Nhóm gây tổn thương tế bào gan (tăng alanin aminotranferase): bao gồm các thuốc kháng khuẩn, nấm (ketoconazol, tetracyclin, trovafloxacin), chống lao (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid), chữa tăng huyết áp (lisinopril, losartan, amiodaron), giảm đau chống viêm (paracetamol, allopuriol, các kháng viêm không steroid), chống tiết acid (omeprazol), trầm cảm (fluoxetin, proxetin, sertralin), chống mỡ máu (statin), thuốc chống béo (bupropion)…

    Khắc phục độc tính trên gan của thuốc 1Mỗi loạn thuốc gây ra một kiểu tổn thương gan, mật nhất định.

    Nhóm thuốc làm tắc mật (tăng alkalinphophatase+tăng bilirubim toàn phần), bao gồm các thuốc kháng khuẩn, nấm (amoxicilin+acid clavulanic, erythromycin, terbinafin), tâm thần (chlopromazin, mirtarazin, trầm cảm ba vòng), chống dị ứng (phenothiazin), tăng huyết áp (irbesartan), chống cục máu đông (chlopidogen), thuốc chứa  estrogen  (viên tránh thai,  estrgoen), steroid đồng hóa…

    Nhóm vừa làm tổn thương tế bào gan vừa làm tắc mật (cùng lúc làm tăng alanin aminotranferase và alkalinphophatase), bao gồm các thuốc kháng sinh (clindamycin, bactrim, sulfonamid, nitrofurantoin), chống động kinh (phenobarbital, phenytoin, carbamazepin), chữa tăng huyết áp (catopril, enalapril,verapamil), chống trầm cảm (amitriphtylin, trazodon), chống dị ứng (cyproheptadin), chữa ung thư tuyến tiền liệt (flutamid)…

     Việc chia nhóm chỉ là tương đối. Cách gây độc cho gan của từng loại thuốc còn phức tạp hơn nhiều. Có thể bao gồm một hay cùng lúc nhiều cách như phá vỡ màng tế bào, làm tế bào chết, tạo ra các phức mới, gây ra các phản ứng miễn dịch, ức chế chuyển hóa thuốc của tế bào, gián đoạn các bơm vận chuyển dẫn đến tắc mật…

    Biểu hiện độc trên gan phụ thuộc rất nhiều yếu tố: người lớn và phụ nữ hay gặp hơn là trẻ em, nam giới. Béo phì, suy dinh dưỡng hay gặp hơn người không có các bệnh này. Người có tính đa hình di truyền (biến đổi di truyền) thường dễ mắc hơn. Uống rượu trong một số trường hợp làm tăng độc tính gan của thuốc. Ví dụ uống rượu làm cạn kiệt nguồn gluthation (một chất làm chuyển hóa paracetamol) nên làm tăng độc tính gan của paracetamol. Nhưng cũng cần phân biệt có trường hợp rượu lại là thủ phạm chính chứ không phải là thuốc.

    Cách khắc phục

    Việc tăng men gan chưa hẳn là đã chuyển thành tổn thương gan. Vì vậy, khi mới chỉ enzym gan tăng, không nhất thiết phải ngừng thuốc nhưng cần theo dõi chặt chẽ. Khi có các biểu hiện lâm sàng: vàng da, suy gan cấp, phải ngừng thuốc ngay để tránh các diễn biến nghiêm trọng. Kết hợp cả hai yếu tố là cách tốt nhất để rút ra cách xử lí phù hợp. Đối với một thuốc đã gây độc thì nhất thiết không thử dùng lặp lại. Dùng lặp lại sẽ tổn thương tái phát nặng hơn.

    Độc tính tổn thương tế bào gan cấp thường gặp là mệt mỏi, đau bụng, vàng da, đặc biệt, sự kéo dài và kèm theo bệnh não là  một biểu hiện rất nặng, cần phải điều trị tại bệnh viện. Một thuốc chỉ gây độc cho gan ở liều xác định (thường cao gấp nhiều lần liều thường dùng và do dùng kéo dài), vì vậy, chỉ dùng thuốc theo liều lượng và thời gian cho phép.

    Cần biết rõ rằng việc dự đoán xảy ra cũng như dự đoán thời gian, độ nặng độc tính gan do thuốc trên từng người bệnh rất khó. Nên với những thuốc đã nằm trong danh mục gây độc cho gan, dù dùng với người bình thường cũng phải cảnh giác.

    Dược sĩ Hưng


    giai-doc-gan-an-binh

    Giải Độc Gan An Bình

    Gan tốt – Sức khỏe tốt

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần