HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Mùa mưa: những bệnh thường gặp và cách phòng tránh

    Bệnh tả

    Vi khuẩn là tác nhân gây bệnh tả vì nó ảnh hưởng đến ruột non. Bệnh tả phát triển và lây lan nhanh chóng chủ yếu ở những khu vực kém vệ sinh. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn dịch tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
    Một số triệu chứng của bệnh tả có thể bao gồm như: tiêu chảy nặng, phân lỏng thành nước, giảm cân nhanh chóng, chuột rút cơ bắp nghiêm trọng…
    Trẻ em cần được chủng ngừa bệnh tả trong 6 tháng đầu sau sinh. Để phòng chống bệnh tả, tốt nhất bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh đồ ăn, thức uống.
     
    Cảm lạnh thông thường và cúm
     
    bệnh mùa mưa
     
    Đây là những bệnh trong chuỗi các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhất trên thế giới. Bệnh có thể do một số virus khác nhau gây ra và thường được gọi là nhiễm virus đường hô hấp trên.
    Cảm lạnh thông thường và cúm có thể bao gồm ho, chảy nước mũi, hắt hơi…
    Bệnh thường lây lan trong không khí và qua tiếp xúc, ví dụ như hít phải virus bệnh trong không khí, tiếp xúc chung đồ vật với người bị bệnh…
    Đối với bệnh cảm lạnh thông thường, việc điều trị cũng khá đơn giản, người bệnh nên uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây tươi, súp… Súc miệng bằng nước muối ấm, tránh hút thuốc và uống rượu cũng là một cách để phòng bệnh cảm lạnh.
     
    Bệnh sốt rét
     
    Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ…
    Để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý đóng kín cửa khi về chiều và ban đêm để tránh muỗi vào nhà.
    Khi ngủ, cần nằm màn để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi. Tốt nhất bạn nên dự trữ một số thuốc hạ sốt tại nhà để phòng tránh sốt đột ngột trong đêm.
    Nên ăn thực phẩm nấu chín để tránh vi khuẩn tả tăng lên khi vào cơ thể.
     
    Thương hàn
     
    Thương hàn là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn salmonella và có độ lây nhiễm rất cao. Bệnh thương hàn thường có xu hướng phát triển do ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Bạn cần lưu ý rằng ngay cả sau khi được chữa khỏi, một số bệnh nhân có thể vẫn còn vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật.
    Người bị bệnh thương hàn thường có triệu chứng sốt kéo dài, đau đầu, đau bụng dữ dội, tiếp theo là táo bón hoặc tiêu chảy…
    Cách phòng bệnh thương hàn đặc hiệu và chủ động là tiêm vắc-xin. Cần cải thiện điều kiện vệ sinh như tăng cường nguồn nước sạch, ăn sạch, uống nước đun sôi; không ăn thực phẩm sống hay nghi ngờ nhiễm trùng; rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngoài…
     
    Cúm H1N1
     
    Mặc dù H1N1 không còn là một đại dịch đáng lo ngại nữa nhưng việc phòng tránh và phát hiện bệnh vẫn hết sức cần thiết. Nếu thấy bất kì triệu chứng cúm nào, bạn nên đi khám.
    Thông thường, cúm H1N1 cũng có những triệu chứng ban đầu như bệnh cúm thông thường. Chỉ qua xét nghiệm các bác sĩ mới kết luận chính xác bạn có bị cúm H1N1 hay không.
     
    Để phòng tránh cúm H1N1, nên tránh xa những người có triệu chứng cảm lạnh và cúm, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
     
    Bí quyết để bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
     
    Bổ sung vitamin D
     
    Vitamin D không chỉ tốt cho quá trình phát triển của xương và răng mà còn giúp bảo vệ cơ thể chống lại các mầm gây bệnh, từ cảm cúm tới ung thư. Nguồn vitamin D tự nhiên có từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp vitamin D bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm như trứng, gan, cá, sữa và bơ thực vật. Các cuộc nghiên cứu được tiến hành ở Nhật, sau khi theo dõi 300 trẻ em, chứng minh rằng, những trẻ thường xuyên uống thành phần bổ sung vitamin D có thể tăng 40% khả năng cơ thể chống lại chứng cảm, cúm.
     
    Nạp chất xơ
     
    bệnh mùa mưa
     
    Những người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất xơ có thể hòa tan trong vòng 6 tuần có thể giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các loại vi khuẩn hơn so với những người cung cấp chất xơ kết hợp. Chất xơ hòa tan có thể được tìm thấy trong các loại trái cây có vị chua, táo, cà rốt, các loại đậu và bột yến mạch. Để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe, bạn cần bảo đảm cung cấp vào cơ thể từ 25-38 gram chất xơ mỗi ngày. Điều này tốt cho sức khỏe của bạn tránh nhiễm bệnh trong mùa mưa.
     
    Ăn trái cây có màu sáng
     
    Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, màu sắc của các loại trái cây như lê và chuối có thể giúp kích thích và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, hương vị của chanh tươi hoặc gừng cũng có tác dụng giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể tránh nhiễm bệnh trong mùa mưa.
     
    Tầm soát thể trọng
     
    Kết quả một cuộc nghiên cứu vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Tuffs (Boston, Mỹ) chỉ ra rằng, những người luôn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng có hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn so với những người béo phì.

    Rèn luyện thể chất
     
    Theo các chuyên gia, khi bạn họat động, cơ thể sẽ phóng thích ra năng lượng và năng lượng này sẽ được chuyển hóa thành nhiệt năng. Với nhiệt độ cơ thể cao, tình trạng lạnh gây ra bởi nước mưa sẽ bị chặn lại, không nhiễm vào cơ thể gây cảm, cúm.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang