Lưu ý đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Những người lớn tuổi hay trẻ nhỏ hệ tiêu hóa kém nếu dùng bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng đối với dạ dày, dẫn đến khó tiêu, trẻ nhỏ nếu cha mẹ cho ăn bánh trung thu sớm có thể dẫ đến tiêu chảy. Ngoài ra, người bình thường cũng nên lưu ý khi ăn bánh trung thu, không nên ăn quá nhiều bánh trong một ngày sẽ dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nguy hiểm khác, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm loét dạ dày, loét tá tràng
Loét dạ dày, loét tá tràng cũng không nên ăn bánh trung thu vì sẽ làm tăng tiết acid khiến bệnh nặng hơn. Viêm gan cấp mãn tính cũng không ăn bánh trung thu. Ngoài ra, bệnh nhân bị sâu răng, béo phì, xơ cứng động mạch… cũng nên cân nhắc khi ăn bánh trung thu
Người bị tiểu đường, sỏi thận
Trong thành phần của bánh trung thu chứa nhiều đường và chất béo cao nên với một số người sức khỏe kém không nên ăn. Nhất là bệnh nhân tiểu đường sẽ dẫn đến tăng đường huyết, hôn mê, nhiều trường hợp còn nguy hiểm đến tính mạng.
Những người viêm túi mật, sỏi mật khi ăn bánh trung thu sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh tim mạch
Những người có hàm lượng cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, đang chịu biến chứng tai biến mạch máu não và các bệnh nhân khác… khi ăn bánh khiến độ nhớt của máu sẽ tăng, máu chảy chậm lại, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh mà còn dẫn đến triệu chứng thiếu máu, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Người bị mắc các bệnh về da
Những ai bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn. Còn đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày, gây khó cho việc chữa bệnh. Riêng những loại bánh mặn có lẽ không thích hợp cho những ai viêm thận.
Đối với phụ nữ mang thai và sau sinh
Với những bà mẹ đang mang thai hay vừa mới sinh, đang cho con bú… tốt nhất nên tuân thủ những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh ăn quá nhiều bánh trung thu – loại bánh thường có thời gian bảo quản khá lâu.
Lưu ý khi ăn bánh trung thu
Nên ăn bánh mới
Trên thị trường có nhiều loại bánh trung thu khác nhau và có thêm nhiều màu sắc để các khách hàng chọn lựa. Tuy nhiên, điều bạn cần lưu tâm khi chọn và thưởng thức bánh là ngày sản xuất.
Ngoài ra, trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi.
Dùng với trà nóng
Ăn bánh trung thu rất cần một tách trà nóng. Bánh trung thu về cơ bản thành phần gồm rất nhiều bột, đường, dầu, mỡ động vật… vì vậy một tách trà nóng sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hoá, chuyển hoá hơn. Tốt nhất là dùng trà xanh, trà nhài, trà hoa cúc.
Tuyệt đối không ăn bánh trung thu với một cốc nước đá lạnh. Rất dễ gây tiêu chảy.
Khi nào khi ăn bánh?
Vì bánh trung thu có nhiều chất béo, đường nên tốt nhất không nên ăn nhiều cùng một lúc. Đặc biệt là người già, trẻ em, vốn hệ tiêu hoá còn yếu.
Cũng không nên ăn bánh trung thu để trừ bữa. Tốt nhất ăn xen kẽ giữa các bữa ăn. Không ăn vào ban đêm và hai tiếng trước khi đi ngủ.
Cách ăn bánh
Bánh trung thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza