HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Ly kỳ sản phụ thuyên tắc mạch ối được cứu sống

    Ngày 18/9 chị Nguyễn Minh Hiền, 31 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh vào BVĐK Bãi Cháy lúc 10h và được chẩn đoán thai nhi lần 2, có dấu hiệu chuyển dạ khi thai nhi ở tuần thứ 38. Chị Hiền được theo dõi đến 15 giờ cùng ngày, cổ tử cung mở hết, ối vỡ tự nhiên, nước ối trong… Chị Hiền được đưa lên bàn đẻ để chuẩn bị đẻ thường (đẻ đường dưới). Bỗng dưng sản phụ bị tím tái, khó thở, mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được, xuất hiện cơn ngừng tim, ngừng thở.

    Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, đặt n ối khí quản, bóp bóng hỗ trợ và hội chẩn tối cấp cứu toàn bệnh viện và mời hai bác sĩ của BV Phụ sản Trung ương, BV Nhi Trung ương (hai bác sĩ này hiện đang công tác theo chương trình liên kết giữa BV Bãi Cháy và BV tuyến Trung ương) tham gia hội chẩn và cùng cấp cứu.

    Sau 3 phút tim sản phụ đập trở lại, 10 phút sau huyết áp đo được. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành mổ lấy thai tại bàn đẻ do BS. Đỗ Văn Thinh làm trưởng kíp lấy ra một bé gái nặng 2,9kg, chỉ số apga 1,5 điểm (chỉ số sống của sơ sinh). Do vậy, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản và hồi sức tích cực cho bé nên da bé dần hồng hào. Bé đã có phản xạ mút, nhưng vẫn phải thở ôxy sau 5 tiếng cấp cứu.

    Còn sản phụ Hiền, trong quá trình mổ, do rối loạn đông máu nên máu chảy rất nhiều. Tử cung đờ nhão, dùng thuốc tăng co không có kết quả, máu chảy liên tục, hội chẩn nhanh, kíp cấp cứu quyết định cắt tử cung bán phần để cầm máu. Kết hợp truyền máu và các dịch thay thế máu.

    Đến 17 giờ 20 phút, sản phụ được chuyển về Khoa Hồi sức cấp cứu Chống độc để tiếp tục hồi sức và tiến hành thay huyết tương. Trong quá trình cấp cứu, tính đến thời điểm hiện tại, sản phụ đã được truyền 6 đơn vị máu toàn phần, 6 đơn vị khối hồng cầu, 15 đơn vị huyết tương tươi, 2 đơn vị khối tiểu cầu máy. Trong đó, có 4 đơn vị máu toàn phần do các bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện hiến tặng. Tin vui là sau 48 giờ mổ, sản phụ đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn được cháo và các chỉ số sinh tồn đã trở về bình thường.

    Đây là lần đầu tiên BVĐK Bãi Cháy, Quảng Ninh gặp phải trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc ối và đã được cứu sống thành công. Với sự nỗ lực của hơn 30 bác sĩ, y tá, điều dưỡng của khoa Hồi sức tích cực, Sản, Nhi, Ngoại, Gây mê…

    Những điều sản phụ nên biết về thuyên tắc ối

    Thuyên tắc ối là gì?

    Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác lọt vào hệ tuần hoàn máu mẹ thông qua nhau gây ra một phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính cho mẹ.

    Thuyên tắc mạch ối

    Do hiếm gặp với tỉ lệ 1/8.000 đến 1/80.000 ca sinh, nên hầu hết các BS sẽ không bao giờ gặp trong suốt quá trình hành nghề của mình, và kết quả là nguyên nhân chính xác của hội chứng này cũng chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, người ta cũng đưa ra giả thuyết cho rằng dịch nước ối và những tế bào thai khi vào tuần hoàn phổi của máu mẹ sẽ xảy ra quá trình bệnh lý theo 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: Sản phụ khó thở cấp kèm cao huyết áp. Quá trình này xảy ra nhanh chóng và tiến triển đến ngưng tim phổi. Sau đó sản phụ rơi vào hôn mê.

    Giai đoạn 2: Mặc dầu nhiều sản phụ không sống sót qua giai đoạn 1, nhưng khoảng 40% người sống sót ở giai đoạn 1 sẽ bước vào giai đoạn 2. Đây là giai đoạn chảy máu và có thể kèm theo rét run nặng, ho, nôn ói và cảm giác khó chịu trong miệng. Do chảy máu quá mức sẽ đưa đến rối loạn đông máu, suy thai cấp.

    Vì sao lại bị thuyên tắc ối?

    Các chuyên gia cho rằng thuyên tắc ối là kết quả do dịch nước ối vào tĩnh mạch tử cung và điều này xảy ra khi có 3 điều kiện sau đây: Vỡ màng ối, vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung và áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch.

    Tất cả chủng tộc, màu da và độ tuổi đều có thể bị. Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Nạo thai, truyền dịch ối, hay chấn thương bụng cũng có thể xảy ra.

    Dấu hiệu nhận biết thuyên tắc ối

    Thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ, sản phụ đột ngột khó thở, hạ huyết áp; co giật và ngưng tim. Người ta cũng ghi nhận các sản phụ thuyên tắc ối có một vài đặc điểm như: thai nhi lớn, thai quá ngày, sinh khó trước khi vào choáng, hốt hoảng, lo lắng, than lạnh, khó thở và nôn mửa.

    Tỉ lệ sống sót của thuyên tắc ối?

    Tỉ lệ tử vong cho mẹ hơn 80%, mặc dầu tỉ lệ sống sót của thai nhi có thể đến 70%. Thống kê cho thấy 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và một tỉ lệ cao  nếu sống sót thì để lại di chứng thần kinh nặng nề.

    Có điều trị được thuyên tắc ối?

    – Điều trị hỗ trợ là chính, không có điều trị đặc hiệu.

    – Hồi sinh tim phổi.

    – Điều trị rối loạn đông máu.

    – Phẫu thuật lấy thai nếu mẹ ngưng tim không đáp ứng với hồi sức.

    Bệnh thuyên tắc ối không thể dự báo, không có cách dự phòng và là một cấp cứu sản khoa không điều trị được. Trong khi chuyển dạ cần nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng, hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ là điều kiện tiên quyết có thể mang lại hy vọng cứu sống mẹ và thai nhi.

     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội