Theo các bác sĩ, bệnh chân tay lạnh là một biểu hiện cho thấy thể chất hư yếu, dinh dưỡng không đủ hay do nhiều chứng bệnh khác liên đới…
Không đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể
Dạ dày không tốt, mắc bệnh mãn tính nào đó hoặc bệnh về tiêu hóa như viêm ruột, kiết lỵ mãn tính, bệnh tim, bệnh ung thư đều do dinh dưỡng không tốt. Có người giảm béo bằng mọi giá làm cho dinh dưỡng thiểu hụt nghiêm trọng, nội bài tiết mất cân bang…hậu quả là sợ lạnh, kèm theo hoa mắt chóng mặt, tim đập liên hồi, mệt mỏi mất sức …
Bạn nên tăng cường nguồn thực phẩm chất sắt, chứa nhiều vitamin B12 như sữa bổ sung chất sắt, huyết động vật, gan, trứng, thịt nạc, rau xanh và hoa quả màu xanh đều.
Lười vận động thể thao
Dân văn phòng bận rộn, thiếu thời gian tập luyện hoặc bản thân không thích luyện tập thể thao, mức trao đổi trong cơ thể thấp, hoặc có thể công việc quá căng thẳng, áp lực tâm lý quá lớn, tinh thần lo lắng, rối loạn chức năng điều tiết thần kinh, huyết khí không thông, lưu lượng máu chậm, tuần hoàn ngoại vi không tốt nên làm cho chân tay lạnh.
Nên tăng cường vận động, luyện tập cơ thể, người có huyết áp thấp. thể chất yếu, không thích vận động, sự trao đổi thấp nên tăng cường vận động môn thích hợp, luyện tập lưu thông khí huyết. Lượng máu tăng nhanh làm cho máu tạo ấm áp cho da từ đó cải thiện triệu chứng sợ lạnh.
Thể chất hư yếu
Đông y cho rằng, cơ thể là một thể thống nhất của âm dương đối lập, người dương thuộc ấm nóng, chủ động, dễ tản nhiệt; người âm thì ngược lại. Nếu thể chất hư yếu, dễ làm cho âm dương không đủ, triệu chứng cơ thể không ấm là sợ lạnh.
Ngâm chân với nước ấm nấu với lá. Nhiệt độ nước khoảng 45℃, khi sờ vào có cảm giác ko làm bỏng tay. Nước nên đến mắt cá chân, khi nấu nước cũng nên thêm vào chút muối ăn sẽ có tác dụng rất hữu ích cho thận.
Chú ý giữ ấm đặc biệt là chú ý giữ ấm phần bàn chân và chân dưới.
Có thể dùng các vật giữ ấm như túi nước ấm hoặc lò ủ.
Các nguyên tố vi lượng bị thiếu
Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, sắt, selen là những chất không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt là sắt, để tạo hồng cầu bắt buộc phải có sắt, nếu thiếu sắt có thể gây trở ngại cho sự hình thành hồng cầu, từ đó sẽ xuất hiện chứng thiếu máu.
Lúc đó tế bào tiểu cầu sẽ tăng lên nhiều và hình thành nhiều tế bào bất thường. Người bị thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở người mất máu trong thời gian dài, ví dụ như trĩ, lở loét xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh hay do nhiễm giun móc, sán máng …
Các loại nguyên tố mà cơ thể cần đều có thể bổ sung từ thực vật. Do chủng loại nguyên tố và số lượng của các thức ăn không hoàn toàn giống nhau vì vậy trong ẩm thực hàng ngày, cần phải kết hợp được cân bằng dinh dưỡng, không nên chỉ ăn một loại thức ăn yêu thích, như vậy mới cơ bản đáp ứng đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Kinh nguyệt ra quá nhiều
Những vấn đề sinh lý (lượng kinh nguyệt quá nhiều, dịch âm đạo, mang thai, sinh nở) hay bệnh lý liên quan đến kinh nguyệt, phụ khoa, hậu sản… đều liên quan đến máu nên dễ bị hao máu thương khí, dễ dẫn đến huyết hư, làm cho huyết dịch không thể phát huy tác dụng làm ấm, từ đó gây ra lạnh, chân và tay đều ở đoạn cuối của cơ thể, vì vậy dễ làm cho chân tay lạnh.
Phụ nữ bình thường mỗi lần hành kinh có lượng khoảng 50-80ml, chu kỳ là 28-30 ngày/ lần, số ngày hành kinh khoảng 4-7 ngày. Nếu ngày hành kinh quá lâu hoặc lượng kinh nguyệt quá nhiều trong 1 chu kỳ thì đều có thể gây ra thiếu máu.
Điều trị ngay khi tìm thấy nguyên nhân và dùng các thực phẩm giàu sắt.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza