Không có tinh trùng là tình trạng không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch khi xuất tinh. Đây là tình trạng khá phổ biến ở những trường hợp vô sinh nam.
Nguyên nhân không có tinh trùng
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không tinh trùng nhưng thường gặp nhất là do rối loạn quá trình sinh tinh và bất thường ở đường dẫn tinh.
Rối loạn quá trình sinh tinh: Đây là nguyên nhân có thể chiếm đến 50% các trường hợp không có tinh trùng. Sinh tinh là một quá trình phức tạp xảy ra bên trong tinh hoàn. Các rối loạn về sinh tinh có thể gặp như giảm sinh tinh, hội chứng chỉ có tế bào Sertoli..
Bất thường về yếu tố di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không tinh trùng. Có đến khoảng 30% trường hợp không tinh trùng hay tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng có bất thường về cấu trúc gene.
Bất thường ở đường dẫn tinh: Thường gặp nhất là do tắc ống dẫn tinh, nơi dẫn tinh trùng từ mào tinh đến niệu đạo sau trong quá trình xuất tinh. Tắc ống dẫn tinh có thể xảy ra sau viêm nhiễm hay trong một số trường hợp sau thắt ống dẫn tinh.
Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh như không có ống dẫn tinh hai bên cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây không tinh trùng do tắc nghẽn. Tình trạng này có thể xuất hiện với tần suất khoảng 6%.
Một số nguyên nhân ít gặp khác có thể là rối loạn hoạt động đường dẫn tinh hay suy tuyến yên. Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch được đưa ngược vào bàng quang) là một trong những nguyên nhân thường gặp của rối loạn đường dẫn tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện lên đến 18% trong các trường hợp không tinh trùng.
Không có tinh trùng có thể có con?
Các bác sĩ nam khoa và bác sĩ về hiếm muộn vô sinh cho biết, một số người trong tinh dịch có rất ít tinh trùng, hoặc không có tinh trùng. Để giải thích việc này có rất nhiều nguyên nhân, ở đây đề cập về trường hợp vì sao tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng.
Theo các bác sĩ, có một số nguyên nhân khiến tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng(TT) như: bị suy tinh hoàn – đây là tình trạng các ống sinh tinh trong tinh hoàn không sản xuất được TT, là do các ống sinh tinh này không có loại tế bào để tạo ra TT, hay quá trình sinh tinh bị gián đoạn nửa chừng, không sản xuất được TT trưởng thành.
Trong đa số nam giới gặp phải điều này thì cả hai tinh hoàn teo nhỏ và không hoạt động.Các lý do này có thể liên quan đến di truyền hoặc mắc phải.
Nguyên nhân kế tiếp là do nội tiết – bình thường thì nội tiết từ tuyến yên ở não sẽ kích thích tinh hoàn sản xuất ra TT. Nếu ai đó không đủ nội tiết tuyến yên thì tinh hoàn sẽ không sản xuất được TT. Lưu ý, nếu nam giới sử dụng nội tiết tố nam androgen quá nhiều cũng có nguy cơ khiến tuyến yên bị ức chế hoàn toàn, không tiết ra nội tiết để kích thích sản xuất TT.
Nguyên nhân tiếp theo nữa là do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Một số trường hợp không có TT do nguyên nhân này, những trường hợp này có thể phẫu thuật, và quá trình sinh tinh có thể được hồi phục lại.
Với “sinh hoạt” vợ chồng bình thường, để người vợ thụ thai, thường cần hàng chục triệu con TT di động trong mỗi lần xuất tinh. Riêng với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì các nhà chuyên môn chỉ cần “tóm” vài con TT khỏe mạnh là người đàn ông có thể có con từ chính TT của mình.
Theo BS , trong số những nguyên nhân nói trên, chỉ có trường hợp nam giới bị suy tinh hoàn hoàn toàn thì mới không còn khả năng có con từ chính TT của mình. Những người này nếu muốn có con cần phải xin TT từ một người cho khác để điều trị bằng phương pháp khoa học.
Với những trường hợp không có TT, việc điều trị lấy TT từ mào tinh hay tinh hoàn là để tiêm TT vào bào tương noãn (gọi là kỹ thuật ICSI). Người vợ sẽ được bác sĩ kích thích buồng trứng, chọc hút đưa noãn ra bên ngoài. Và rồi, TT lấy (chọc hút) được từ người chồng sẽ được chọn lọc để tiêm vào noãn, để tạo thành phôi.
Hiện nay, tỷ lệ phối hợp noãn và TT tạo thành phôi thai đạt từ 70-80%. Phôi hình thành ấy sẽ được nuôi bên ngoài cơ thể, và được chọn những phôi tốt nhất để chuyển vào buồng tử cung người vợ, kế đó là quá trình mang thai diễn ra như thường lệ nếu như phôi chuyển vào “đậu” và phát triển trong buồng tử cung – gọi là có thai sau chuyển phôi. Tỷ lệ “đậu” sau chuyển phôi hiện đạt khoảng 40%.
Điều trị không có tinh trùng
Muốn sinh con trong các trường hợp vô sinh do không tinh trùng, nếu bệnh nhân không muốn xin tinh trùng người khác, một điều kiện tiên quyết là phải lấy được tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp xuất tinh ngược dòng, tinh trùng có thể được lấy từ nước tiểu trong bàng quang (sau khi đã được điều chỉnh pH cho thích hợp).
Trong các trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn, tinh trùng có thể được lấy từ mào tinh bằng vi phẫu thuật hay đâm kim xuyên qua da. Trong một số ít trường hợp, khi không thể lấy được từ mào tinh, tinh trùng có thể được lấy từ tinh hoàn. Tinh trùng thu được có thể được sử dụng trong kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm hay tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.
Nam giới không có tinh trùng nên ăn gì
Theo y học hiện đại, nam giới sau 3 lần làm tinh dịch đồ mà không thấy có tinh trùng thì được khẳng định là không có tinh trùng.
Theo y học cổ truyền, chứng này do bị hư, hoặc bẩm sinh đã thiếu, yếu nhược, thận tinh bị tổn thất, mệnh môn hỏa suy… Việc điều trị không có tinh trùng kết hợp cả khoa học kỹ thuật và y học cổ truyền mà cụ thể là các món ăn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Cháo thịt dê, nhục thung dung tốt cho người không có tinh trùng
Ngẩu pín bò, dê hầm: ngẩu pín bò, dê, tủy sống lợn mỗi thứ 100g, nước, gia vị đủ dùng. Rửa sạch ngẩu pín, tủy lợn, chặt miếng. Cho chảo nóng lên bếp, đổ dầu vào chảo, cho các thứ trên vào đảo qua, nêm gia vị, đổ nước xâm xấp, hầm nhừ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có vị mặn tính ôn, có chứa nhiều protid, lipid, có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa cơ thể, sản sinh tinh trùng và thúc đẩy cho tinh trùng hoạt động. Những người không có tinh trùng dùng món ăn này rất thích hợp.
Cháo thịt dê, nhục thung dung: thịt dê 100g, gạo tẻ 150g, nhục thung dung 15g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, nhục thung dung ninh nhừ bỏ bã, cho gạo và thịt dê vào ninh nhừ, cho hành, gia vị vừa đủ, ăn nóng cách ngày, ăn trong một tháng.
Theo Đông y: nhục thung dung vị ngọt, mặn, tính ôn, bổ thận dương, ích tinh huyết. Thịt dê có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, thông kinh tán hàn. Lượng protid cao làm kích thích hormon sinh dục. Cháo này chữa cho người bị liệt dương, xuất tinh sớm, ít tinh trùng, chân tay lạnh, lưng, gối mỏi, đau lưng, sức khỏe yếu, lưỡi nhạt, thở yếu, nói nhỏ. Kết hợp tập dưỡng sinh, kiêng ăn cay, nóng.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza