HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Tại sao trẻ biếng ăn?

    Làm thế nào để biết con bạn biếng ăn?

    Dựa vào 3 yếu tố sau :
     
    – Thời gian trẻ ăn trong một bữa.
     
    – Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày.
     
    – Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.
     
    Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút.
     
    Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn.
     
    Khi trẻ ăn ngon miệng; trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng; khi ăn hợp tác tốt với người cho ăn, còntrẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi …
     
    Tại sao trẻ lại biếng ăn?
     
    Do nhiễm trùng
     
    Khi virus hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó như: tai, mũi, họng, mắt, miệng, đường tiêu hóa… trẻ sẽ sốt, ho, mệt mỏi…, dẫn đến trẻ không muốn ăn hoặc chỉ ăn với số lượng ít.
     
    Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ cần được điều trị dứt điểm việc nhiễm trùng song song với việc tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn, sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Phục hồi thể lực và tăng cường sức đề kháng ở trẻ luôn là yếu tố hàng đầu trong bất cứ một liệu trình điều trị nào.
     
    Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt
     
    Nguyên nhân trẻ biếng ăn
     
    Viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt… cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trong khi điều trị nguyên nhân, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, uống thêm sữa và chia thành nhiều bữa nhỏ.

    Do rối loạn tiêu hóa
     
    Loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày ruột… dễ khiến trẻ buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón… Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ. Đa số các bé sẽ ăn trở lại bình thường sau một vài ngày và không quá một tuần. Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có xu hướng nặng lên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.
     
    Song song với quá trình điều trị, mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm men tiêu hóa giúp tái lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
     
    Do chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất
     
    Hầu hết cha mẹ đều biết việc cần đa dạng các loại thức ăn để giúp bé cảm thấy ngon miệng và ăn uống dễ dàng hơn. Các bữa ăn cần cung cấp đủ đạm, mỡ, đường, vi chất với thành phần cần đối cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: chất lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một số loại thức ăn nhất định…
     
    Điều này dẫn đến một tỷ lệ lớn trẻ biếng ăn kèm theo thiếu hụt vi chất. Báo cáo gần đây của Viện dinh dưỡng cho thấy trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng. Kết quả này thể hiện nhiều điểm bất hợp lý trong khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ hiện nay.
     
    Biếng ăn do tâm lý
     
    Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp trong thực tế:
     
    – Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ.
     
    – Mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc.
     
    – Bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.
     
    – Bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định.
     
    – Không khí bữa ăn căng thẳng.
     
    – Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.
     
    – Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn:
     
    – Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
     
    – Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi.
     
    – Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương… làm trẻ khó tiêu hóa.
     
    – Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
     
    Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp
     
    – Ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 4 tháng).
     
    Ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm).
     
    Suy dinh dưỡng.
     
    – Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan…) và virus.
     
    – Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
     
    – Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi… Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
     
    – Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).
     
    – Biếng ăn do cha mẹ: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.
     
    – Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5 % trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.

    Nguyên do trẻ tập đi biếng ăn
     
    Trẻ tập đi là một trong những giai đoạn có xu hướng biếng ăn khá phổ biến, mặc dù một vài trẻ nhỏ vẫn có những món ăn ưa thích riêng ngay cả khi chúng lớn hơn. Có một vài nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
     
    Đầu tiên, tốc độ tăng trưởng của chúng giảm mạnh sau thời kỳ tăng cân nhanh trong những năm tháng đầu đời. Sự trao đổi chất cũng chậm lại, do đó chúng không cần nhiều năng lượng như trước đó nữa. Thứ hai, trẻ đang tập đi rất hiếu động và không muốn bị làm phiền khi chúng đang khám phá thế giới xung quanh.
     
    Cuối cùng, sau khi trải qua giai đoạn thử nghiệm độc lập, thức ăn đối với chúng sẽ trở thành nơi mà nếu không thích thì chúng sẵn sàng nói không theo cách riêng của chúng.
     
    Cha mẹ nên nhớ rằng, những đứa trẻ phát triển bình thường ở giai đoạn này sẽ có thói quen ăn uống thất thường. Có thể ngày hôm nay chúng ăn rất nhiều, nhưng ngày mai thì không. Rồi chúng sẽ đi qua thời kỳ mà chúng chỉ thích và đòi ăn một món ăn duy nhất. Đôi khi, chúng sẽ từ chối kịch liệt việc ăn tất cả các loại thực phẩm, chủ yếu là rau xanh. Tham khảo bí quyết giúp bé hết biếng ăn rau quả
     
    Cách đối mặt với hiện tượng này
     
    Nguyên nhân trẻ biếng ăn
     
    Một đứa trẻ phát triển khỏe mạnh là một đứa trẻ có những hành vi bình thường. Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là ép chúng ăn bằng được. Các bậc phụ huynh nên đưa ra nhiều sự lựa chọn về thức ăn cho trẻ, từ thức ăn lành mạnh đến đồ ăn vặt như bim bim chẳng hạn. Cố ép chúng ăn một cái gì đó là một cách làm phản khoa học và có tác dụng ngược lại. Tốt nhất là cứ để kệ chúng cho tới khi tự chúng thấy thèm ăn hoặc đợi đến bữa ăn vặt.
     
    Cha mẹ cũng nên sáng tạo nhiều phương pháp để món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Nếu con bạn thích sữa, sữa chua và hoa quả thì hãy làm thành sinh tố. Rau xanh cũng nên được ngụy trang trong các món ăn như mỳ ống, pho mát..Rất nhiều đứa trẻ thích được cùng tham gia công việc nội trợ với bố mẹ và tự hưởng thụ thành quả mà chúng đã làm ra. Hãy làm món ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng.
     
    Nếu bạn quan tâm tới thói quen ăn uống của con mình thì nên hỏi ý kiến của các bác sỹ nhi khoa. Đối với phần lớn trẻ nhỏ thì đây là giai đoạn bình thường cho một sự phát triển, trong tương lai chúng sẽ tự điều chỉnh được. Đồng thời, các bậc phụ huynh tránh tạo không khí nặng nề trong bữa ăn cũng như quát mắng trẻ nhỏ trong giai đoạn này.
     
    Tình trạng biếng ăn lâu dài ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ?
     
    Nếu biếng ăn lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng.
     
    Biếng ăn khiến trẻ gầy yếu và một trẻ gầy yếu do biếng ăn thì càng biếng ăn hơn.
     
    Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
     
    Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn nó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
     
    Khi trẻ biếng ăn không nên cho trẻ nhịn ăn, càng nhịn ăn trẻ càng biếng ăn hơn, vì khi nhịn ăn men tiêu hoá không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng.
     
    Nên cho trẻ ăn ít một nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày.
     
    Cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ điều trị kịp thời.
     
                                                                             

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần