HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Truy tìm hung thủ làm mẹ mất sữa

    Làm sao khi mẹ ít sữa?
     
    Triệu chứng của việc thiếu sữa xảy ra khi cảm giác căng đầy ở ngực mất đi, hoặc nếu sữa ngừng chảy ra khỏi núm vú, đó là dấu hiệu phổ biến mà cơ thể bạn đã điều chỉnh theo nhu cầu ăn của bé.
     
    Nguyên nhân
     
    Nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu sữa là do estrogen trong thuốc tránh thai hay một số bệnh tật khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Đối với một vài phụ nữ do phẫu thuật ngực hoặc chứng rối loạn nội tiết cũng khiến lượng sữa sản xuất ra rất thấp.
     
    Biểu hiện của người mẹ ít sữa bao gồm:  đau đầu vú, sữa tiết ra quá ít, bệnh lý tuyến vú…Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng bởi thực chất chỉ có khoảng 2-5% bà mẹ thiếu sữa cho bé bú mà thôi.
     
    Lý do  chính của việc sản xuất ít sữa
     
    Mẹ mất sữa
     
    Mẹ cảm thấy đau đầu vú khi cho bé bú hoặc bé vừa bú vừa ngủ nên không kích thích được sữa chảy ra.
     
    –  Mẹ thường cho bé dùng ti (núm vú) giả khiến cho thời gian bú của bé ngắn lại.
     
    –  Mẹ cho bé bú cách khoảng 4 giờ, sự thật là nên cho bé bú theo nhu cầu của bé chứ không nên dựa vào một thời khóa biểu nào cả.
     
    Mẹ nên làm gì?
     
    Trước tiên, cần phải loại trừ các báo động giả về nguồn sữa, bởi vì rất dễ nhận biết là bé có bú đủ hay không.
     
    Cân nặng phản ánh rõ ràng việc này, nếu bé tăng cân thì nghĩa là bé bú đủ và ngược lại. Thực chất trẻ sơ sinh sau khi chào đời một vài ngày sẽ bị sụt khoảng 5-10%  so với trọng lượng cơ thể.  Tuy nhiên, khoảng 1 tuần sau đó, mẹ sẽ thấy bé phát triển và tăng cân rất nhanh.
     
    Hãy quan sát xem phản ứng trước và sau khi bú mẹ của bé để biết là mẹ có đủ sữa cho bé bú không nhé! Nếu bé có những biểu hiện sau, bé đã được bú đủ và mẹ hãy yên tâm!
     
    Cách tốt nhất để tăng lượng sữa
     
    – Cho bé bú càng nhiều càng tốt, bú cả hai bên bầu vú, cứ thay đổi mỗi bên 15 phút.
     
    –  Không dùng núm vú giả vì sẽ khiến thời gian bú bị ngắn lại.
     
    –  Đừng sợ bé đói mà cho bé bú dặm thêm sữa công thức, nó sẽ khiến bé thích sữa công thức hơn vì nó ngọt hơn sữa mẹ, điều này khiến bé dễ lơ là vú mẹ. Thiếu sự kích thích của bé, ngực mẹ sẽ khó tiết sữa.
     
    –  Nếu sữa dư nhiều, mẹ có thể vắt sữa bỏ vào tủ lạnh rồi hâm nóng cho bé dùng lại, việc hút sữa cũng kích thích tuyến sữa làm việc.
     
    –  Một vài ngày sau sinh, bé rất hay ngủ vì vẫn chưa quen với môi trường bên ngoài, mẹ cần đánh thức bé dậy và tập thói quen cho bé bú.
     
    Một số bệnh ảnh hưởng đến việc tiết sữa
     
    – Bệnh tuyến giáp
     
    – Mất quá nhiều máu sau sinh
     
    – Bị sót nhau thai
     
    – Uống thuốc tránh thai quá sớm
     
    Hãy cho bé bú đúng cách để kích thích việc tiết sữa và bảo đảm đủ lượng sữa mà bé cần.
     
    Cho trẻ bú đúng cách để duy trì nguồn sữa.
     
    Một số bà mẹ muốn có sữa cho con bú trở lại sau một thời gian nuôi bằng sữa ngoài. Điều này có thể thực hiện được; nhưng với điều kiện người mẹ tin tưởng chắc chắn là mình sẽ đủ sữa cho con bú và phải kiên trì thực hiện các biện pháp phục hồi.
     
    Trong một số trường hợp, vì trẻ ốm hoặc mẹ ốm mà người mẹ phải tạm ngừng cho bú; khi đã khỏi bệnh thì phải cho bú lại. Có người nuôi con bằng thức ăn nhân tạo, sau một thời gian thấy trẻ tăng trưởng chậm nên lại muốn cho con bú. Cũng có khi con bị chết, bà mẹ muốn nuôi con nuôi bằng chính nguồn sữa của mình. Trong các trường hợp trên, bà mẹ hoặc đã mất sữa hoặc chỉ còn rất ít, phải tìm cách để có sữa trở lại.
     
    Trước tiên, người mẹ phải cho con bú thường xuyên và đúng cách, cả khi chưa có hoặc ít sữa, để tăng cường kích thích tuyến vú. Cố gắng thu xếp công việc để mẹ được ở gần con hơn, cho con bú được nhiều lần hơn (ít nhất là 10 lần/ngày) và bú lâu hơn. Cho bú càng nhiều càng tốt, bất kỳ lúc nào con muốn, kể cả ban đêm. Nhớ cho bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú kia.
     
    Người mẹ cần được ưu tiên ăn uống đầy đủ, lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái. Ngoài 3 bữa ăn chính, nên có thêm vài bữa phụ. Bữa ăn cần đa dạng, có đủ loại thực phẩm, có thêm năng lượng để tạo sữa (mỗi ngày thêm 500 Kcal) và uống đủ nước. Có thể ăn thêm những món dân gian có tác dụng lợi sữa (như món cháo gạo nếp với móng giò lợn).
     
    Trong thực tế, thời gian tăng tạo sữa hoặc tiết sữa trở lại nhanh hay chậm là tuỳ cơ thể từng người. Nếu trẻ đã ngừng bú mẹ, có thể phải mất 1-2 tuần hoặc lâu hơn nữa, sữa mới xuống nhiều. Những trường hợp mới ngừng bú dễ tiết sữa lại hơn. Nếu con ngưng bú khi chưa đầy 2 tháng tuổi, mẹ dễ tiết sữa lại hơn so với trường hợp con đã ngoài 6 tháng tuổi.
     
    Trong thời gian chờ tạo sữa thêm hoặc tiết sữa lại, cần cho trẻ ăn thêm sữa hộp. Lượng sữa cho trẻ ăn thêm phải đủ bù đắp phần sữa mẹ bị thiếu hụt. Khi mẹ đã tiết sữa lại hoặc lượng sữa đã tăng nhiều, cho trẻ ăn giảm dần lượng sữa nhân tạo. Nên cân trẻ hàng tuần để xem trẻ đã bú đủ sữa chưa. Nếu trẻ đã tăng cân và có nhiều sữa để bú rồi, cần tiếp tục cho trẻ ăn sữa nhân tạo thêm vài ngày nữa.
     
    Bài thuốc lợi sữa
     
    Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc sau giúp cải thiện nguồn sữa mẹ:
     
    – Cẳng dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng.
     
    – Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày.
     
    – Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày.
     
    – Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa.
     
    – Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày.
     
    Phương pháp phòng tránh
     
    Mẹ mất sữa
     
    Lau nhẹ đầu vú trong thời gian mang thai để các tia sữa luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh.
     
    Thông thường, sau khi sinh, sữa sẽ được tiết từ từ vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng, có người sữa non tiết ra khi còn đang trong những tháng cuối của thai kỳ nhưng cũng có người phải đến vài ngày sau sinh mới có sữa. Quan trọng là các mẹ cần phải có con bú đều đặn (30 phút đầu sau sinh sau đó cho bé bú theo nhu cầu hoặc mỗi 3 tiếng một lần).
     
    Có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ tránh trầm uất.
     
    Nếu vú bị cương và ứ sữa, xoa nhẹ đầu vú. Bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
     
    Thủ phạm làm mẹ mất sữa
     
    Trước nay ta chỉ thường nghe đến những bài báo giúp mẹ kích thích sữa, ăn gì để nhiều sữa, làm thế nào để đủ sữa cho con…chứ không hề để ý rằng một số loại thức ăn có thể gây mất sữa. Thực phẩm quả nhiên đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa và chất lượng sữa mẹ. Xin mách mẹ danh sách những món ăn có thể khiến mẹ vô tình làm mất sữa cho con. Đối với những mẹ ít sữa, đang muốn duy trì nguồn sữa mẹ cho con, tuyệt đối không nên ăn. Mặt khác, với những mẹ đang muốn cai sữa, tiêu sữa, đây có lẽ sẽ là những gợi ý không tồi. Một danh sách, 2 mục đích khác nhau, hẳn các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ đều nên “ngó nghiêng” đôi chút
     
    Lá lốt
     
    Mẹ mất sữa
     
    Thực phẩm hàng đầu trong danh sách những “sát thủ” tiêu diệt sữa mẹ là lá lốt. Rất nhiều mẹ khi nuôi con nhỏ, do không biết, vô tình ăn nhiều món ăn có chế biến từ lá lốt. Kết quả là khiến ngực mất sữa nhanh chóng. Chính vì vậy, nếu đang cho con bú, có lẽ mẹ cần phải “nhịn miệng” một vài món ngon chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, ốc chuối đậu nấu lá lốt hay bò cuốn lá lốt…để đảm bảo nguồn sữa cho con.
     
    Rau mùi tây
     
    Rau mùi tây là một loại lá thuốc lợi tiểu và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Người Việt hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc dùng rau mùi làm rau sống ăn kèm với các món bún ốc, rún riêu…Ngắt vài cọng ngọn rau mùi nhỏ để ăn sẽ không gây hại cho nguồn sữa của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ đang cho con bú và bị ít sữa, không nên ăn quá nhiều rau mùi tây.
     
    Măng
     
    Măng là món ăn quen thuộc được rất nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, măng lại rất độc hại. Mỗi một kg măng củ chưa một lượng độc tố HCN đủ để gây tử vong tức thì cho hai đưa trẻ nhỏ. Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, tuy nhiên với mẹ đang cho con bú, vẫn nên đề phòng. Không những độc hại, ăn nhiều măng cũng có thể làm giảm tiết sữa của cơ thể. 
     
    Lá oregano
     
    Lá oregano – một loại lá rất được mẹ Việt chuộng dùng khi chế biến món ăn Italy như pizza hay paste có thể tác động tiêu cực đến cơ chế sản xuất sữa của cơ thể. Khi nấu món Ý, mẹ nên chú ý không nên dùng lá oregano
     
    Bạc hà
     
    Bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa. Uống một cốc trà từ lá bạc hà thường xuyên không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Mẹ phải uống một lượng rất lớn trà bạc hà hàng ngày (khoảng 1 lít) mới có thể giảm lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên, các loại siro và bánh kẹo khác được làm từ tinh dầu bạc hà lại là một vấn đề khác hẳn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ thưởng thức nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được.
     
    Bắp cải
     
    Lá bắp cải vốn “nổi tiếng” vì khả năng giảm bớt căng vú. Dân gian vẫn truyền nhau mẹo đắp lá bắp cải lên ngực khi bị tắc tia sữa có thể giúp thông sữa, giảm đau. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng bắp cải. Chỉ cần đắp lá bắp cải một đến hai lần một ngày. Nếu lạm dụng, bắp cải có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Các loại kem bôi được làm từ chiết xuất từ bắp cải cũng có tác dụng tương tự.
     
    Bia và đồ uống có cồn
     
    Bia và các loại đồ uống có cồn khác thường được các mẹ các chị “rỉ tai” nhau là nhấp một chút sẽ làm tăng tiết sữa. Điều đó là hoàn toàn sai! Trong thực tế, rượu ức chế sự phóng sữa của cơ thể xuống đầu ngực. Điều này khiến bé gặp khó khăn trong quá trình bú mẹ. Theo thời gian, điều này có thể làm giảm lượng sữa. Đương nhiên nếu quá nghiện, mẹ vẫn có thể nhấp một chút bia hoặc rượu. Tuy nhiên nên nhớ, chỉ uống sau khi mẹ đã cho be bú no.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang