1. Hiểu như thế nào về U mềm lây?
U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rut mà biểu hiện bằng các thương tổn da đứng riêng rẽ, rời rạc và lõm ở trung tâm.
Bệnh lây lan rộng do tự lây nhiễm, bởi các vết cào xước hoặc sờ mó vào thương tổn. U mềm lây thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng hay gặp ở người lớn có hoạt động tình dục và bệnh nhân nhiễm HIV. Thời gian ủ bệnh khác nhau trong khoảng từ 4 đến 8 tuần. Ở một số bệnh nhân có miễn dịch tốt sau vài tháng bệnh tự khỏi.
Thực tế, về bệnh U mềm lây, chỉ người trong nghề mới biết loại bệnh này. Nhiều ông bố, bà mẹ khi con bị nhiễm bệnh, nhưng chưa rõ bệnh gì, tự ý nặn, bôi không đúng thuốc, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da và tạo cơ hội cho U mềm lây lây lan rộng.
2. Tần suất mắc bệnh
Trẻ em mắc u mềm lây phổ biến ở Papua new guine, Fiji và nhiều nước Châu Phi. Nghiên cứu dịch tễ học sự lây truyền có thể liên quan đến vệ sinh kém và yếu tố khí hậu cũng như sự ấm áp và ẩm ướt.
Ở Mỹ, theo điều tra các bệnh quốc gia năm 1969- 1983 bệnh u mềm lây tăng lên. U mềm lây phổ biến hơn ở những bệnh nhân điều trị steroid hoặc viêm da cơ địa, thiếu hụt miễn dịch hoặc bệnh tăng sinh lympho. Trong một nghiên cứu 528 bệnh nhân HIV dương tính, tỉ lệ nhiễm bệnh u mềm lây là 8%. Khi số lượng CD4 lymphoT giảm thì bệnh u mềm lây nặng lên và ngược lại. U mềm lây đã được thông báo 5,6% trẻ em mẫu giáo và 7,4% trẻ em tiểu học.
U mềm lây thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
3. Nguyên nhân gây bệnh
U mềm lây do Pox virut gây nên. Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa vào thương tổn lâm sàng trên da. Soi kính lúp có thể nhìn thấy sẩn lõm ở trung tâm. Nếu cần thiết, chẩn đoán xác định bằng nạo thương tổn với 1 curret và kiểm tra tiêu bản sau khi thêm kali hydroxyte và hơ nóng nhẹ. Nhuộm bằng xanh toluidine sẽ bộc lộ thể vùi của virut.
4. Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng.
- Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng, một vài trường hợp than phiền ngứa, nhạy cảm và đau.
- Một vài trường hơp chàm xung quanh tổn thương.
- Vị trí thường thấy giới hạn ở da nhưng vài trường hợp khác thì biểu hiện ở mí mắt và kết mạc
4.1. Tổn thương nguyên phát ở da:
- Sẩn cứng lõm giữa có màu đỏ hung, trắng, đục hoặc màu vàng, đường kính từ 2-6mm, có thể xuất hiện khu trú hoặc lan rộng trên da và bề mặt niêm mạc.
- Số lượng tổn thương thay đổi từ 1-20 cho tới hàng trăm.
- Một số thương tổn được liên kết với nhau thành một mảng.
- Đa số thương tổn tự khỏi nhưng một số có thể tồn tại nhiều năm.
4.2. Phân bố tổn thương da:
- Ở trẻ sẩn chủ yếu ở thân và chân
- Người lớn: Thương tổn thường ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu, sinh dục
- Mặc dù hiếm thấy ở miệng hoặc ở lòng bàn tay bàn chân, trường hợp u mềm lây tổn thương ở niêm mạc miệng gần môi, vòm cứng , lưỡi đã được thông báo
4.3. Tình trạng miễn dịch bị tổn thương
- Trong một vài bệnh (Sarcoidosis, Lymphocyte, Leucomia, Thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, thiếu hụt IgM chọn lọc, điều trị prenisolon và methotrexate, u tuyến ức, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), bệnh ác tính, viêm da cơ địa) tổn thương thường lan rộng, tồn tại dai dẳng, biến đổi hình thái đặc biệt là mặt và có thể tổn thương ở nách và thân.
- Ở những bệnh nhân AIDS, thương tổn u mềm lây lớn hơn 5mm (thương tổn lớn hơn 15mm đã được mô tả) và số lượng nhiều (>30).
5. Hướng điều trị
Nếu bé mắc phải bệnh u mềm lây thì phải đưa bé đến bác sĩ trong vòng 24 giờ. Nếu không chữa trị bệnh cũng có thể hết trong vòng vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên bệnh phải được bác sĩ chữa trị để hạn chế lây lan sang các phần khác của cơ thể và trở nên xấu xí khó coi. Nó cũng sẽ lây lan sang cho bé khác và hậu quả là trẻ có thể phải buộc phải nghỉ học hoặc có thể không được đi chơi thể thao trong suốt thời gian bị bệnh.
Các bác sỹ hướng dẫn, để chữa trị bệnh U mềm lây sẽ có hai cách: bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ hoặc dùng dụng cụ cạo làm vỡ mụn. Thông thường, các trẻ tới đây đều được bố mẹ đưa vào điều trị bằng phương pháp cạo. Phương pháp này có ưu điểm là không nhiễm trùng, hiệu quả cao.
Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cha mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sỹ để được điều trị đúng nhất
Tuy nhiên, một khó khăn đối với các bác sĩ trong quá trình chữa trị bằng phương pháp này là tâm lý sợ hãi của các bé. Nhưng nếu điều trị theo cách này, cộng với vệ sinh sạch sẽ cho bé, khoảng sau một tháng bệnh sẽ tự khỏi hẳn, song có khoảng 10% số bệnh nhân bị tái diễn bệnh. Với những trường hợp này, bố mẹ nên tiếp tục đưa trẻ đến khám và chữa trị tiếp để bệnh được khỏi hẳn.
6. Phòng bệnh
Đây là loại bệnh nhiễm trùng siêu vi nhẹ gây nên sự xuất hiện nhiều mụn nhỏ, sáng bóng trên da. Nó rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, như khi trẻ đi bơi trong các hồ bơi công cộng hoặc đụng chạm đến các quần áo hay khăn của trẻ đang bị bệnh. Do đó:
- Nên tránh cào gãi ngăn ngừa tự tiêm nhiễm; tránh dùng chung dụng cu (ví dụ: dao cạo, bồn tắm).
- Bệnh lây lan bởi tiếp xúc trực tiếp, nên tránh tiếp xúc da-da với người khác để ngăn ngừa lây lan.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi