HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Dùng thuốc chung với rượu – Hiểm họa khôn lường

    Về mặt dinh dưỡng, rượu được coi là một loại đồ uống; còn về mặt dược lý, rượu lại được dùng như một chất thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Do đó, trong quá trình uống thuốc điều trị bệnh, nếu uống rượu, rượu sẽ có thể tương tác với một số loại thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc hoặc chuyển hóa thuốc thành chất độc hại.
     
    Như vậy, để tránh những tương tác có hại, nguy hiểm có thể xảy ra, chúng ta cần nắm rõ những loại thuốc nào không được dùng khi uống rượu.
     
    1. Thuốc trị tiểu đường
     
    Những bệnh nhân tiểu đường type 2 đang sử dụng các loại dược phẩm như metformin và glyburide để kiểm soát đường huyết khi uống rượu bia sẽ làm giảm đường huyết (hypoglycaemia) một cách nghiêm trọng, có khi phải vào bệnh viện cấp cứu. Mức độ nghiêm trọng càng cao nếu uống rượu lúc bụng đói.
     
    2. Thuốc trị cao huyết áp
     
    Thuốc trị cao huyết áp không được uống chung với rượu bia vì có thể gây bất tỉnh, loạn nhịp tim, choáng váng…
     
    3. Thuốc chống lo âu
     
    Những người đang dùng các thuốc chống lo âu như alprazolam, lorazepam và clonazepam không được uống rượu bia vì sẽ gây khó thở, ảnh hưởng trí nhớ, mất khả năng kiểm soát vận động và ngộ độc thuốc do rượu làm tăng tác động của thuốc.
     
     
    Uống thuốc với rượu dễ gây những phản ứng phụ
     
    4. Thuốc kháng dị ứng
     
    Rất  nhiều thuốc kháng dị ứng được bán không cần toa bác sĩ. Viện Quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu Hoa kỳ (NIAAA) khuyến cáo những người sử dụng các thuốc kháng dị ứng không được “nhấp môi” vì rượu sẽ gây choáng váng, xây xẩm và làm tăng tác động của thuốc. Những loại thuốc kháng dị ứng phổ biến là loratadine, diphenhydramine, chlorpheniramine và ceterizine.
     
    5. Thuốc giãn cơ
     
    Những thuốc làm giãn cơ, trị đau cơ thường là những thuốc làm dịu kết hợp với các chất như cyclobenzaprine hay carisoprodol có thể gây xây xẩm, choáng váng, khó thở, suy giảm trí nhớ…
     
    6. Thuốc giảm đau thông thường
     
    Riêng aspirin và các chất kháng viêm không steroidal sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa.
     
    Đây là sai lầm thường gặp và hay được áp dụng nhất. Khi uống rượu thường hay bị nhức đầu, nhức mình, người ta thường “chữa cháy” bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin… Paracetamol (Panadol) nếu uống chung với rượu có thể gây tổn thương  gan, suy gan.
     
    Tại Mỹ, nguyên nhân số 1 gây suy gan là do sử dụng paracetamol chung với rượu bia. Paracetamol không những đứng “solo” mà còn có trong thành phần của thuốc khác, càng làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng chung với rượu bia. Bản thân rượu bia đã là một sát thủ đối với gan. Đằng này lại thêm paracetamol thì cũng như “song kiếm hợp bích” đâm nát lá gan. Đã có vài trường hợp suy gan nặng do uống paracetamol chung với rượu đến nỗi phải ghép gan!
     
    7. Thuốc kháng trầm cảm
     
    Khi trầm cảm người ta thường “mượn rượu giải sầu”. Tuy nhiên các loại thuốc kháng trầm cảm sẽ gây hại cho cơ thể khi uống chung với rượu. Rượu làm tăng hoạt động của thuốc nên nguy cơ ngộ độc thuốc dễ xảy ra. Các loại thuốc trầm cảm khi dùng chung với rượu càng tăng thêm cảm giác vô vọng và làm tăng nguy cơ tự kết liễu mạng sống.
     
     
    Thuốc trầm cảm dễ gây hại khi uống chung với rượu
     
    8. Thuốc hạ sốt
     
    Nếu uống thuốc hạ sốt (Hyroxy phenyl acetamide) ngay sau khi uống rượu có thể sản sinh ra các độc tố dẫn đến viêm gan thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn tới tử vong.
     
    9. Các thuốc giảm đau loại narcotic
     
    Tuyệt đối không được uống rượu khi dùng các thuốc giảm đau narcotic như oxycodone hay hydrocodone vì sẽ gây ra sự rối loạn hành vi, mất kiểm soát vận động, khó thở, có vấn đề về trí nhớ, quá liều thuốc…
     
    Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợ rượu (gọi là phản ứng altabuse) như các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol). Khi dùng các nhóm kháng sinh này (hiện nay có rất nhiều) thì không được uống rượu.
     
    Rượu còn gây ra một số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ. Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làm giảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiều hơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như aspirin, paracetamol, ibuprofen…) phải tuyệt đối kiêng rượu
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội