Nhiều bà mẹ thắc mắc, đặt câu hỏi làm thế nào để biết con mình có bị thiếu canxi hay không? Làm sao để bổ sung canxi cho trẻ đúng cách? Lựa chọn tốt nhất để đảm bảo quá trình phát triển chiều cao, xương, răng và hệ miễn dịch ở trẻ? Những thông tin bổ ích dưới đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc chăm sóc con của các mẹ.
Chín dấu hiệu trẻ thiếu canxi
1. Các bé ra nhiều mồ hôi đặc biệt là vùng sau đầu, gáy, một thời gian thấy bé rụng tóc nhiều, thậm chí đầu bẹp cá trê theo tư thế nằm.
2. Khóc nhiều và thường sợ hãi vào ban đêm. Sau khi tỉnh dậy cũng khóc nhiều, và thường khó ngủ lại.
3. Mọc răng chậm, răng hàm trên và dưới không đều, răng không chắc.
4. Rối loạn tâm lý, không quan tâm đến những người xung quanh hay sự thay đổi quanh bé.
5. Chậm biết bò, ngồi, đi đứng. Chậm tăng chiều cao.
6. Trán cao, có bướu thấy rõ hoặc bên cạnh sườn hay lồng ngực có chuỗi hạt.
7. Trẻ còn có biểu hiện đau nhức chân tay, cơ bắp, da thịt lỏng lẻo không có độ đàn hồi, bụng to…
8. Bạn có thể nhận biết bé thiếu canxi hay không qua tư thế đứng: Chân cong, đứng không thẳng, hay dễ bị gãy xương…
9. Trẻ thiếu canxi thường chán ăn, canxi hấp thụ ít khiến bé chậm phát triển và còn suy giảm chức năng miễn dịch.
Làm gì khi trẻ thiếu canxi
Canxi là khoáng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là đối với trẻ, thiếu canxi kéo dài, trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn. Được cung cấp đầy đủ canxi, bé sẽ có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành.
Khi có dấu hiệu thiếu canxi, trẻ thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, biếng ăn, tóc rụng thành đường hình vành khăn sau gáy, ra nhiều mồ hôi khi ngủ (mồ hôi trộm), thóp chậm liền, đầu bẹt, lồng ngực dô, chân vòng kiềng hoặc chữ bát… là những di chứng của còi xương nặng.
Bạn nên hiểu tác hại của việc thiếu canxi của trẻ. Tùy thuộc vào mức độ thiếu canxi nặng hay nhẹ mà dẫn đến những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Nhẹ thì hay bị giật mình khi ngủ và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
Nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi trong máu thì ngoài những biến chứng như trên còn ảnh hưởng lâu dài đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến dạng về xương có thể vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu có dạng hình cá trê hoặc méo một bên, ngực lép kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, tướng đi chữ bát…
Cần bổ sung canxi thế nào cho đúng?
Trẻ từ 1- 2 tuổi cần 500mg/ngày. Từ khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…), cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể.
Bạn vẫn có thể cho con uống chung canxi với các loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên canxi có thể tương tác với vài loại thuốc như: kháng sinh tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Vì vậy, khi bổ sung canxi cần được sự tham vấn của bác sĩ. Bạn nên cho trẻ dùng viên bổ sung canxi carbonate sau khi ăn. Ngoài ra, vitamin D giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi. Bạn nên cho trẻ tắm nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời. Đây là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể dồi dào nhất.
Khi mua các loại can xi dưới dạng thuốc, cần phải chọn các sản phẩm canxi dễ hấp thu, không gây kích ứng dạ dày, ít gây tác dụng phụ. Nên cho trẻ uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì khi uống quá nhiều dẫn đến thừa canxi cũng không tốt có thể gây sỏi thận, tiết niệu, xương cốt hóa sớm làm trẻ bị lùn.
Chế độ ăn của người mẹ trong giai đoạn cho con bú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Vì vây, chế độ ăn của người mẹ cần tăng cường các chất giàu canxi như: cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa…đó cũng là cách cung cấp canxi dồi dào cho con bạn từ khi còn nhỏ.
Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
Hiện tượng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thường gặp phổ biến nhất trong 2 tuần đầu sau sinh, do xương cần phát triển mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, nhưng sau khi cắt rốn, lượng canxi từ mẹ cung cấp cho con bị cắt đột ngột và nguồn canxi cung cấp từ bên ngoài qua sữa thường thiếu.
Vì vậy canxi máu có thể giảm sau sinh, mức độ giảm tùy theo trẻ và phản ứng của trẻ với hạ canxi cũng không giống nhau. Cơ thể trẻ có thể tự điều chỉnh được tình trạng này sau vài giờ hoặc vài tuần, tùy theo hoạt động của tuyến cận giáp và chế độ ăn. Trẻ đẻ non dễ bị hạ canxi máu, nhưng thường thì trẻ sẽ tự điều chỉnh được.
Một số nguyên nhân khác gây thiếu canxi ở trẻ sơ sinh là do mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhiễm độc thai nghén, cường tuyến phó giáp, chế độ ăn thiếu canxi, trẻ bị ngạt, sau đẻ trẻ bị thiếu oxy máu… Tình trạng thiếu canxi kéo dài có thể do trẻ bị thiểu năng tuyến giáp trạng hay ăn sữa có nhiều phosphat… Một nguyên nhân phổ biến hay gặp, nhất là ở các vùng quê Việt Nam, là do thiếu ánh nắng gây thiếu vitamin D, do sau sinh các bà mẹ thường nằm trong buồng tối, tránh ánh nắng mặt trời nhiều tuần, nhiều tháng sau đẻ dẫn đến cả mẹ và con đều có nguy cơ thiếu vitamin D và hạ can xi máu.
Biểu hiện của thiếu canxi máu tùy thuộc vào mức độ có thể gặp các dấu hiệu như: khi ngủ hay bị giật mình và mỗi lần như vậy có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ bị thiếu canxi hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa… Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể ngưng thở và thở nhanh, những cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
Tiến triển của hạ canxi máu: nếu không giải quyết tốt nguyên nhân gây hạ canxi máu thì ngoài những biến chứng như trên thì lâu dài sẽ ảnh hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến dạng về xương có thể trở thành vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời, khi trẻ lớn lên đầu có dạng hình cá trê hoặc méo một bên, ngực lép kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, tướng đi chữ bát…
Điều trị: Nếu hạ canxi máu cấp gây cơn co giật thì phải đưa trẻ nhập viện để tiêm canxi gluconate vào tĩnh mạch. Những trường hợp thiếu canxi nhẹ, không có cơn co giật có thể cho uống canxi gluconate kết hợp với vitamin D hàng ngày cho tới khi canxi máu trở về bình thường. Đối với trẻ bú mẹ, cần điều trị cả mẹ lẫn con nếu lượng canxi trong máu và sữa mẹ cũng giảm. Ngoài ra cả mẹ và con nên tắm nắng vào các buổi sáng mỗi lần 30 phút liên tục cho tới khi trẻ biết đi. Trong chế độ ăn của mẹ cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa và chất béo.Theo BS Bạch Long
Loại can xi nào tốt nhất cho trẻ?
Hỏi: Con của cô bạn tôi rất biếng ăn. Mỗi lần dỗ nó ăn được đĩa bột phải rong ruổi đến cả tiếng đồng hồ. Bạn tôi cho con uống tăng cường can-xi có đúng không? Loại can-xi nào là tốt nhất cho trẻ?
Bác sỹ, thạc sỹ Lê Thị Hải: Biếng ăn không phải là do thiếu can-xi. Biếng ăn ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu là do bà mẹ chế biến món ăn đơn điệu quá, như làm một món trong nhiều ngày mà không thay đổi khẩu vị cho trẻ. Khi trẻ ngửi thấy mùi quen thuộc sẽ chán và không muốn ăn. Ngoài ra, trẻ có thể mắc bệnh thiếu máu hay còi xương cũng dẫn đến tình trạng biếng ăn. Lý do thứ ba là có thể do trẻ thiếu một số các vi chất dinh dưỡng. Uống can-xi chỉ đúng trong trường hợp cháu bị còi xương thì có thể cháu sẽ ăn tốt hơn. Loại can-xi tốt nhất cho trẻ là can-xi có nguồn gốc hữu cơ. ví dụ như canxi king, canxi nôn, v.v…
Dinh dưỡng cho trẻ thiếu canxi
Thiếu canxi ở trẻ em có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc xương, thần kinh và đặc biệt là chiều cao ở trẻ.
1. Quan tâm đến nhu cầu canxi của trẻ từ trước tuổi dậy thì (11 – 12 tuổi đối với con gái, 13 – 14 tuổi đối với con trai).
2. Tập môn thể dục thể thao nào có điều kiện duỗi dài cột sống, với tay lên cao … như bơi lội, xà ngang mỗi ngày từ nửa giờ đến 1 giờ. Tận dụng các môn tập ngoài trời để hưởng các lợi ích của ánh sáng thiên nhiên.
3. Ăn uống đầy đủ, chú ý đến những thức ăn giàu đạm, chất béo, chất vôi, sinh tố A và D điển hình là sữa bò tươi (nếu chưa quen uống sữa có thể làm quen bằng cách ăn yaourt dễ hấp thụ hơn, mỗi ngày trẻ từ 1 tuổi trở lên nên uống 2 – 3 ly) hoặc uống sữa đậu nành có bổ sung canxi. Ăn trứng (1 tuần từ 3 đến 7 trứng tươi, biết rõ nguồn gốc), rau cải xanh và trái cây tươi, nhất là loại có múi có tép cùng họ với cam quýt, bưởi .. sẽ đem lại dồi dào canxi cùng các nguyên liệu khác cần thiết cho tiến trình tăng trưởng.
Các thức ăn giàu canxi:
- Cua đồng: 5.040mg/100g;
- Ốc nhồi: 1.357mg/100g;
- Tép: 910mg/100g;
- Tôm đồng: 161mg/100g; Trứng, sữa, vừng, đậu tương, rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí.
4. Ngủ đủ: ít nhất là 8 giờ ban đêm và nên đi ngủ sớm (khoảng 21 giờ), dậy sớm (khoảng 5 giờ), ban ngày nên ngủ trưa chừng 1 giờ. Chính trong lúc ngủ say, ngủ sâu kích thích tố tăng trưởng được tuyến yên tiết ra, làm tăng thêm chiều cao và số cân nặng.
Một số sai lầm khi bổ sung canxi khiến trẻ bị táo bón.
Làm mẹ ai cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, có chiều cao lý tưởng. Tuy nhiên, nếu các mẹ bổ sung canxi không đúng cách sẽ tác động xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ. Bổ sung canxi nhiều quá khiến trẻ dễ bị táo bón, đồng thời cũng gây ra chứng chán ăn, khó tiêu, buồn nôn ở trẻ, kèm một số triệu chứng khác. Dưới đây là một trong những sai lầm khi bổ sung canxi có thể gây ra táo bón ở trẻ:
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic khi bổ sung canxi
Các loại rau như rau bina, măng tây, hành, đậu trắng, rau dền, đậu tương, có chứa oxalat dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể của bé, tạo thành các oxalate ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ canxi cho cơ thể, dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Do vậy khi bổ sung canxi cho bé các mẹ nên lưu ý đến điều này.
2. Cho con quá nhiều thực phẩm béo và các loại dầu
Trong quá trình bổ sung canxi cho con các mẹ nên để ý đến việc giảm bớt các thức ăn có quá nhiều chất béo và các loại dầu. Việc cho bé ăn nhiều thực phẩm có axit béo tự do, các chất béo tạo ra sau khi tiêu hóa dễ kết hợp với canxi, làm giảm sự hấp thụ canxi. Canxi không hấp thụ được sẽ theo vào các chất thải, khiến cho trẻ bị táo bón.
3. Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ
Chế độ ăn uống quá nhiều chất xơ cùng với ngũ cốc cũng là nguy cơ gây táo bón ở trẻ. Các thành phần chất xơ thực vật, cũng dễ kết hợp với canxi làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể, điều này tạo ra các kết tủa canxi làm cho bé bị táo bón.
4. Trộn canxi với thức ăn, sữa
Nhiều gia đình còn sai lầm khi nghiền nát canxi và trộn lẫn vào thức ăn hoặc sữa uống cho bé. Cách này rất phản khoa học, các bé chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị đào thải ra khỏi ngoài cơ thể. Lượng canxi còn lại trong cơ thể bé sẽ khiến bé bị táo bón.
Bởi vậy việc lựa chọn sản phẩm tốt để bổ sung canxi cho trẻ là rất khó. Một sản phẩm, vừa an toàn có thể bổ sung đủ lượng canxi cho quá trình phát triển của con trẻ, vừa tạo cho bé cảm giác hứng thú khi uống là câu hỏi không hề đơn giản với các mẹ. Có không ít những trang rao vặt, những tin quảng cáo về sản phẩm giúp bổ sung canxi cho bé, khiến các mẹ lúng túng trong việc lựa chọn sản phẩm thực sự cần cho bé. Giải pháp nào tháo gỡ tình huống này cho các mẹ?
CANXI KING là thực phẩm chức năng được bổ sung Canxi gluconat (loại canxi dễ hấp thu nhất). Ngoài ra còn chứa Lysin, các Vitamin như Vitamin D3, men bia tươi. Đặc biệt Canxi King có chứa men tiêu hóa sống là 3 chủng vi khuẩn đã được định tên rõ ràng là Lactobacilus acidophilus La-5, Bifidobacterium Bb-12 và Streptococcus thermophilus TH-4. Đây là các chủng vi khuẩn có hoạt lực mạnh nhất được nhập khẩu trực tiếp từ Đan mạch do Công ty Ch. Hansen sản xuất, với công nghệ bao vi nang Polysaccharide Matrix hiện đại nhất thế giới. Canxi King sẽ cung cấp cho bé yêu của bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thu canxi và dưỡng chất, giúp bé hay ăn chóng lớn ,có một cơ thể cân đối và chiều cao lý tưởng.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi