Rối loạn đa nhân cách là gì?
Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh rối loạn đa nhân cách phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.
Theo một thống kê của Hội tâm thần Mỹ, có tới 1% dân số Mỹ có biểu hiện rối loạn đa nhân cách và khoảng 20% bệnh nhân đang điều trị thực chất là bị rối loạn đa nhân cách.Hiện khoảng 20.000 người Mỹ có biểu hiện mắc chứng này, thậm chí có bệnh nhân phải sống với 300 nhân cách.
Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lý như giáo sư P. Spanos, tiến sĩ H. Lief, bác sĩ tâm lý E. Luil lại cho rằng trên thực tế không có căn bệnh đa nhân cách; đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị mà thôi.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn đa nhân cách
Ở bệnh nhân rối loạn đa nhân cách đặc biệt trí tuệ vẫn rất bình thường, thậm chí còn phát triển khá tốt. Tuy nhiên họ lại không thể điều chỉnh được tính nết cũng như cảm xúc của chính mình
Về nhận thức:
Người bệnh nghi ngờ rằng có nhiều người thù ghét mình, lợi dụng, lừa gạt và tìm cách làm hại mình. Họ nghi ngờ lòng chung thủy của vợ chồng, bè bạn mà không có cơ sở, dẫn đến những hành vi, thái độ không thích hợp. Họ có những niềm tin kỳ lạ, mê tín dị đoan thái quá…
Người bệnh buộc mình phải là trung tâm của sự chú ý, từ đó có những hành vi, thái độ kỳ dị để lôi kéo sự quan tâm của mọi người. Họ thiếu ăn năn với những lỗi lầm của mình và thường xuyên tái phạm, thiếu trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, sống ích kỷ, mê mải với bản thân. Từ đó, họ có những hành vi, thái độ không thích hợp để phục vụ cho cái “tôi” của mình.
Về hành vi:
Người bệnh dễ bị kích thích, hay gây hấn, dối trá, lọc lừa, hỗn hào với cha mẹ, anh em, người lớn tuổi. Một số lại miễn cưỡng, tránh né trong hoạt động nghề nghiệp, giao tiếp, chỉ dám làm việc khi có người bảo trợ, chịu trách nhiệm thay cho mình.
Rối loạn đa nhân cách, bệnh nhân thường có phản ứng thái quá và dễ bị kích thích
Đặc điểm của rối loạn đa nhân cách
- Phần lớn những hành vi thể hiện sự rối loạn nhân cách xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu hoặc thanh niên và sẽ tiếp tục xuất hiện khi trưởng thành.
- Rối loạn nhân cách ở trẻ em hay vị thành niên đôi khi được mô tả như là hạnh kiểm kém. Nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào có hạnh kiểm kém đều nhất thiết dẫn đến rối loạn nhân cách khi trưởng thành sau này.
- Người rối loạn nhân cách có thái độ và hành vi là nguyên nhân gây ra những vấn đề lớn cho chính bản thân họ và người khác. Ví dụ như cách họ nhìn cuộc sống, cách họ nghĩ, quan hệ với người khác, làm việc.
- Người được chẩn đoán rối loạn nhân cách có thể không có tính mềm dẻo trong cư xử.
- Có tính chất dai dẳng diễn ra trong một thời gian dài.
Chú ý:
- Phần lớn người được chẩn đoán là rối loạn nhân cách phù hợp với ít nhất 2 tiêu chuẩn ở trên.
- Hầu hết những người rối loạn nhân cách không nguy hiểm.
- Tuy vậy rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc psychopathic có thể gây nguy hiểm.
- Rối loạn nhân cách ranh giới hoặc hoang tưởng có nguy cơ tự gây thương tích và tự tử cao hơn bình thường.
- Người rối loạn nhân cách có nhiều nhu cầu và dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân gây rối loạn đa nhân cách
Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh rối đa loạn nhân cách. Một số giả thuyết được đưa ra bao gồm các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương. Các yếu tố về thần kinh và gen như chấn thương não hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân.
Các nhà khoa học theo thuyết đa nhân cách cho rằng: con người ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì sẽ phát triển trở thành nhân cách của người đó. Khi ấy, họ “bỏ quên” các nhân cách kém hoặc không phát triển khác.
Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những mầm nhân cách kia không bị mất đi hoàn toàn mà ẩn núp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới tác động của một tác nhân nào đó, các nhân cách còn lại kia sẽ trỗi dậy, kiểm soát và đưa người ta vào chứng rối loạn nhân cách.
Phân loại rối loạn đa nhân cách
Theo hệ thống thì rối loạn đa nhân cách có 3 loại:
Nhóm A: Kỳ quái và lập dị
- Rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Rối loạn nhân cách phân liệt
- Rối loạn nhân cách dạng phân liệt
Nhóm B: Kịch tính/ nhiều cảm xúc/ bất định
- Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Có biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật, không quá ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh này có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực), tương tự như vậy người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện cũng được ghi nhận là có khả năng mắc cao hơn cộng đồng.
- Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định
- Rối loạn nhân cách kịch tính
- Rối loạn nhân cách ái kỷ: Có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác.
Nhóm C: Lo âu
- Rối loạn nhân cách tránh né: Có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình. Đối với một số tác giả căn bệnh này là một kiểu ám ảnh sợ xã hội lan tỏa. Người bệnh nghèo nàn trong các mối quan hệ, họ thường chỉ có vài người bạn, ít tham gia vào các hoạt động chung.
- Rối loạn nhân cách phụ thuộc
- Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế: Có đặc tính là sự quan tâm quá mức tới những chi tiết, quy tắc, sắp xếp trật tự và hoàn hảo. Mặt khác lại rất sợ phạm sai lầm, nghiền ngẫm và lý luận suông, hệ quả là không dám làm và hay lưỡng lự. Về cảm xúc thường đè nén, trở ngại trong giao tiếp, thiếu khôi hài, cởi mở và khi thương lượng với người khác thường cứng nhắc.
Biến chứng của rối loạn đa nhân cách
Bệnh nhân gặp phải những vấn đề như xung đột vợ chồng, xung đột với đồng nghiệp và gặp rắc rối với chính quyền vì những hành vi tấn công gây thương tích, thậm chí giết người.
Bệnh nhân thường phản ứng thái quá do ghen tuông bệnh lý dẫn đến bạo hành, nhất là khi lạm dụng rượu.
Dễ bị trầm cảm do không đạt được những đòi hỏi vô lý, có bệnh nhân tự sát vì thất vọng hay để chứng minh cho mọi người thấy sự đúng đắn của mình.
Đôi khi rối loạn nhân cách tiến triển nặng tới mức hoang tưởng phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh nhân khi lớn tuổi và trong điều kiện môi trường thuận lợi ít xung đột, các nét tính cách khác dần giảm đi và có cuộc sống chấp nhận được.
Người bị rối loạn đa nhân cách nghèo nàn trong các mối quan hệ xã hội
Phương pháp điều trị rối loạn đa nhân cách
Thực sự đây là một trong những dạng rối loạn nhân cách khó điều trị nhất, đúng với câu “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời”. Tuy nhiên trải qua khá nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra được một số các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách mang tính "tạm thời":
Sử dụng thuốc
Hầu hết các rối loạn nhân cách đều không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và đây cũng là một cơ sở cho việc chẩn đoán phân biệt giữa rối loạn nhân cách và rối loạn khí sắc. Tuy nhiên, gần đây có sự gia tăng khuynh hướng dùng thuốc trong điều trị. Điều trị với anxiolytic hoặc thuốc an thần trong giai đoạn ngắn cho trường hợp bị stress nặng. Điều trị dài hạn bao gồm thuốc an thần có thể hữu dụng đối với rối loạn nhân cách hoang tưởng và rối loạn nhân cách phân liệt. Tuy nhiên có thể thuốc có hiệu quả trong việc điều khiển nguy hiểm và stress hơn là điều trị dài hạn chính bản thân căn bệnh rối loạn nhân cách.
Phân tích tâm lý
Điều trị này nhấn mạnh đến cấu trúc và sự phát triển của nhân cách. Nó hướng đến những nhân tố bên trong cho phép bệnh nhân hiểu được những cảm xúc của mình. Nhưng nó cũng có những hạn chế chẳng hạn nó tỏ ra kém hiệu quả đối với rối loạn nhân cách chống xã hội.
Liệu pháp nhận thức và hành vi
Liệu pháp nhận thức và hành vi là tên gọi chung cho các trị liệu sử dụng phương pháp nhận thức, hành vi biện chứng, tâm lý trị liệu, phân tích nhận thức. Phần lớn liệu pháp hành vi nhận thức hướng tới những khía cạnh đặc biệt như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và thái độ, không phải toàn bộ tình trạng rối loạn nhân cách của người bệnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp này có hiệu quả khi chỉ cần điều trị trong thời gian ngắn nhưng một số khác lại nói rằng nó chỉ có hiệu quả khi điều trị dài hạn.
Dựa vào cộng đồng
Liệu pháp cộng đồng đưa người bệnh vào cuộc sống cộng đồng trong vài tháng.
Biện pháp này phải là sự tự nguyện từ phía bệnh nhân và trách nhiệm cần được chia sẻ bởi cả bệnh nhân và các nhân viên. Thành viên của khóa điều trị cộng đồng được khuyến khích nói về cảm xúc của họ và đặc biệt là cảm nhận của họ về hành vi của người khác. Họ cũng được khuyến khích nghĩ về hành vi của họ tác động đến người khác như thế nào. Các kết quả của liệu pháp cộng đồng vần còn đang được nghiên cứu kỹ.
Phòng bệnh rối loạn đa nhân cách
Tuy nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn còn chưa rõ, nhưng các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, biết tiếp nhận và xử lý thông tin một cách thông minh và tỉnh táo thì người ta có thể tự bảo vệ được mình trước chứng rối loạn đa nhân cách.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi