HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Cảnh giác với những cơn hen phế quản

    Hen phế quản, còn được gọi bệnh suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…
     
    Bệnh có thể có yếu tố di truyền, không do vi khuẩn trực tiếp gây nên nhưng các viêm nhiễm hô hấp mạn tính đường hô hấp có thể phối hợp dẫn đến cơn hen. Yếu tố thời tiết như đổi mùa, thay đổi thời tiết, nhiễm lạnh, mưa phùn gió bấc ẩm ướt là những yếu tố cho cơn hen khởi phát.
     
    Theo thống kê, ở nước ta hiện nay cứ 1000 người có 50-60 người mắc bệnh hen phế quản, như vậy, đây là một trong các bệnh chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh không do nhiễm khuẩn. Trước đây, ho hen, hen suyễn là những cách gọi mộc mạc trong dân gian ai cũng hiểu chứng tỏ hen phế quản không xa lạ với dân mình; nhưng ngày nay, việc đối phó, kiểm soát bệnh đã có rất nhiều tiến bộ để người bệnh chung sống tương đối bình thường với một bệnh mạn tính.
     
    Triệu chứng của hen phế quản
     
    Hen phế quản là một tình trạng chít hẹp cấp tính của đường hô hấp do co thắt, phù nề và tăng tiết dịch trong lòng phế quản xảy ra bởi nhiều nguyên nhân từ đó làm bệnh nhân khó thở với các mức độ từ nhẹ đến nặng.
     
    Đặc trưng cơ bản của cơn hen phế quản là xảy ra từ từ (một số trường hợp có thể đột ngột, dữ dội) với các triệu chứng như tức ngực, cảm giác đè nặng, chẹn ngực; khó thở nghe có tiếng cò cử, khó thở thì thở ra (bệnh nhân hít vào thì dễ hơn khi thở ra), ho nhiều; thở nhanh nông, tím môi đầu chi; co kéo cơ hô hấp… và có những trường hợp suy hô hấp nặng tiến triển nhanh có thể làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời.
     
    Hen có phải bệnh di truyền không?
     
    Trong bệnh hen có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hen là 30-50%. Nếu cả hai vợ chồng có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen, khả năng này ở con là 10-15%.
    Có thể nói, hen đã trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, một vấn đề xã hội lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hen có thể kiểm soát triệt để nếu được điều trị đúng và người bệnh tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc.
     
     
    Sự nguy kịch của hen phế quản
     
    Hen phế quản là một bệnh cấp cứu điển hình của hệ hô hấp. Trong hen phế quản, triệu chứng điển hình không thể rõ hơn đó là khó thở đến mức đỉnh điểm. Người bệnh khó thở tựa như có ai đó bóp cổ mà không thể gỡ ra được. Vì thực ra sự thít chặt đó là ở trong khí phế quản, trong ngực chứ không phải ở cổ.
     
    Sự khó thở là một trong các dấu hiệu vô cùng đáng ngại của bệnh. Người bệnh cứ ôm lấy cổ, rít lên, giãy giụa, hoảng hốt và lo sợ. Cố gắng bám tay vào ghế vào giường để mà thở.
     
    Tất nhiên mức độ khó thở có khác nhau tùy người và tùy từng mức độ bệnh. Nhưng ở những người bị bệnh điển hình, mức độ nặng, tuyệt đối không thể được khó thở quá 5 phút. Vì có thể gây ra những biến chứng cực kỳ hệ trọng hoặc thậm chí tử vong. Do vậy, điều quan trọng nhất đó là cấp cứu tại chỗ chứ không phải loay hoay đi tìm gọi cấp cứu và mặc kệ người bệnh tại đó.
     
    Nguy cơ dẫn đến hen phế quản
     
    Tại sao cơn hen lại hay xuất hiện ở một số người này mà lại không xuất hiện ở những người khác cho đến nay chưa được rõ, nhưng có một số tác nhân được cho là yếu tố khởi phát cho sự xuất hiện của cơn hen và các yếu tố này kết hợp với yếu tố "cơ địa" của bệnh nhân để làm bùng phát cơn hen.
     
    Đó là các yếu tố như các tác nhân dễ gây dị ứng: phấn hoa; lông động vật (chó, mèo, thỏ…); nấm mốc; thực phẩm (cua, sò, ốc, tôm); thuốc các loại… Người bị cơn hen do dị ứng thường có tiền sử viêm mũi dị ứng, hay mẩn đỏ, ngứa khi tiếp xúc với các chất như trên.
     
    Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng là yếu tố kích thích cho cơn hen xuất hiện bởi sự viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut gây ra tăng tiết phù nề đường hô hấp và độc tố của chúng là những yếu tố gây co thắt cơ phế quản. Hút thuốc lá, thuốc lào, bên cạnh những tác hại lâu dài về tim mạch, ung thư phổi… còn là tác nhân hàng đầu kích thích khởi phát những cơn hen phế quản nặng và việc điều trị cắt cơn cũng khó hơn ở những bệnh nhân hen nghiện thuốc lá.
     
    Ở những người bị hen, việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm như khói, bụi, ẩm mốc… cũng dễ dàng làm cơn hen xuất hiện. Trào ngược dạ dày – thực quản khiến cho một phần dịch vị có tính acid cao lọt vào đường hô hấp gây nên những thương tổn mạn tính và kích thích các cơ phế quản co thắt làm bệnh nhân khó thở. Ngoài ra, nhiều người còn bị chứng hen khi gắng sức nhiều (khi lao động, khi chơi các môn thể thao…), chứng hen do thuốc (ví dụ như hen do aspirin), hen do nghề nghiệp phải tiếp xúc với bụi bông, bụi phấn, hóa chất… và cuối cùng, thời tiết khi giao mùa với những đặc điểm như nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao sẽ khiến cho cơ thể giảm sức đề kháng, dễ dàng bùng phát những cơn khó thở ở những bệnh nhân đang bị chứng hen phế quản.
     
    Đánh giá mức độ của cơn hen
     
    Phải xác định được đây là cơn hen thường, cơn hen nặng hay cơn hen nguy kịch để lựa chọn cách xử trí đúng và tiên lượng bệnh.
     
    Các dấu hiệu của cơn hen nặng:
    • Khó thở liên tục không nằm được (phải ngồi ngả ra trước để thở)
    • Nghe phổi có nhiều ran rít hai phổi, cả khi hít vào và thở ra
    • Nói từng từ (khó nói, khó ho)
    • Tình trạng tinh thần kích thích
    • Vã mồ hôi
    • Tím rõ
    • Co kéo các cơ hô hấp phụ
    • Thở nhanh trên 30 lần/phút
    • Nhịp tim nhanh trên 120 nhịp/phút
    • Huyết áp tăng bất thường hoặc xuất hiện dấu hiệu suy tim phải.
    • Mạch đảo trên 20 mmHg.
    Khi có từ 4 dấu hiệu trở lên: chẩn đoán là cơn hen phế quản nặng.
     
    Các dấu hiệu của cơn hen nguy kịch:
    • Cơn ngừng thở hoặc thở chậm dưới 10 lần/phút.
    • Phổi im lặng (lồng ngực dãn căng, di động rất kém, nghe phổi: rì rào phế nang mất, không còn nghe thấy tiếng ran).
    • Nhịp tim chậm
    • Rối loạn ý thức
    • Đôi khi có dấu hiệu thở nghịch thường ngực bụng luân phiên.
    • Bệnh nhân không nói được
    Cấp cứu hen phế quản tại nhà
     
    Trong cấp cứu hen phế quản chúng ta phải làm gì? Đầu tiên là bạn đừng có cố gắng ôm lấy người bệnh hay vuốt ngực, vuốt cổ người bệnh như là một phản ứng thường gặp khi chúng ta bị khó thở, khó nuốt hay là mắc bệnh hô hấp. Vì càng làm như vậy, người bệnh càng khó thở hơn và càng hệ trọng.
     
    Điều cần làm đầu tiên đó là nâng người bệnh dậy. Hoặc nếu không thì người bệnh cũng tự ngồi dậy. Ngồi dậy bao giờ cũng là tư thế chống lại khó thở vô cùng hiệu quả. Khẩn trương lấy một cái ghế đẩu hoặc cái ghế có lưng tựa. Người bệnh sẽ ngồi hoặc bám vào đó để mà thở. Nếu có điều kiện hơn thì có giường kiểu nửa ngồi nửa nằm là tốt nhất.
     
    Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính hình thức và ít đem lại hiệu quả cắt cơn rõ rệt. Hiệu quả cắt cơn hen không thể không nói đến thuốc và không có thuốc. Thuốc trị hen phế quản có đặc điểm “ngấm” rất nhanh, thể hiện tác dụng rất tốt và cắt cơn rất hiệu quả chỉ sau ngay lần xịt đầu tiên. Một chi tiết xin nhấn mạnh ở đây đó là thuốc cấp cứu đều được bào chế dưới dạng xịt, dù đó là trong bệnh viện hay là xử trí tại nhà.
     
    Nên nhớ một điều bạn không thể cắt cơn mà không có thuốc. Do vậy nhất định phải dự trữ thuốc ngay tại nhà.
     
    Thuốc cắt cơn hen phế quản mạnh nhất hiện nay đó là thuốc salbutamol với biệt dược phổ thông là ventolin. Nhiều khi người ta nhắc tới tên ventolin còn hơn cả salbutamol mặc dù tên chính nhất và đúng nhất là salbutamol. Salbutamol chính là chất mà một thời được đưa lên báo ầm ĩ vì nó cũng là chất tạo nạc dùng trong nuôi gia súc gia cầm. Nhưng tác dụng chủ yếu của thuốc là cắt cơn hen.
     
    Bạn cần ít nhất hai lọ salbutamol tại nhà. Salbutamol được bào chế dưới dạng viên và xịt nhưng bạn cần dự trữ cả hai dạng viên và xịt nhé. Hai lọ xịt là cần thiết vì chúng ta không thể biết lúc nào lọ đang dùng sắp hết. Cho nên hết lọ này thì có ngay lọ khác để dùng, không xảy ra hen cấp tính. Bạn chưa cần đơn bác sỹ như khi bị hen một lần phải dự trữ ngay.
     
    Thứ thuốc khác bạn cần dự trữ đó là salbutamol dạng viên. Thông thường thuốc này sẽ được bác sỹ hướng dẫn kê cho mua và uống theo đợt. Thuốc dạng viên có tác dụng duy trì tác dụng. Ngoài ra, một số thuốc khác cần dùng như thuốc ức chế viêm, thuốc giảm dị ứng nhưng đó là các thuốc phải theo mua theo đơn bác sỹ. Và bạn nhất định phải dùng theo đơn của bác sỹ để đạt hiệu quả mà không bị tác dụng phụ.
     
     
    Dự phòng hen quế quản
     
    Điều trị dự phòng cơn hen là mục tiêu chính mà cả thầy thuốc và người bệnh ao ước nhất vì không có gì sung sướng hơn khi đỡ được những cơn hen như đè ngực bóp cổ, gây hốt hoảng tột độ. Dự phòng lâu dài bằng thuốc nên có chỉ định của bác sĩ dùng các loại thuốc dạng hít và thuốc xịt, khí dung vì ít gây tác dụng phụ kết hợp thuốc chống viêm loại corticoid. Cũng theo định kỳ khám lại để điều chỉnh thuốc men cho phù hợp.
     
    Nhưng dự phòng tốt nhất là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng một điều nhiều người biết và đã thực hiện có kết quả rất tốt là thay đổi khí hậu vùng miền. Những người ở phía bắc chuyển vào nam hoặc ngược lại từ nam ra bắc sẽ dần dần giảm đến hết hẳn cơn hen.
     
    Ngoài ra, các cách dự phòng dễ hiểu dễ làm là:
    • Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà.
    • Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.
    • Điều cuối cùng, rất hữu hiệu nhưng đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện là tập thở. Có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 – 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, thế là “thiền”, là phòng được bệnh và cải thiện được sức khỏe.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương