Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt nhằm giúp chị em có thể kiểm soát và hạn chế những biểu hiện không mong muốn.
Rối loạn tiêu hóa
Không phải hiếm gặp trong chu kỳ kinh nguyệt. Có người bị tiêu chảy vào tuần lễ trước hành kinh và bị táo bón trong tuần lễ sau hành kinh. Trước hết nên xem lại chế độ ăn trong những thời gian này (đủ, cân đối, đa dạng). Có người thích hợp với chế độ ăn nhiều rau quả, đậu đỗ, không mặn quá cũng không ngọt quá, tránh rượu, cà phê. Có người ưng ăn làm nhiều bữa nhỏ hơn là 2 – 3 bữa chính. Ăn nhiều loại rau quả khác nhau nhằm cung cấp những chất xơ khác nhau để chống đại tiện không thành khuôn. Những loại xơ tan trong nước (pectin) có trong nhiều loại quả có tác dụng hút nước làm cho phân cứng hơn, những loại xơ không tan trong nước có trong cám của đậu đỗ, hạt làm cho phân mềm ra. Nên ăn nhiều hoa quả trước khi hành kinh rồi bổ sung đậu đỗ vào bữa ăn sáng vào tuần lễ sau hành kinh. Mỗi người nên thử tìm cách ăn và điều chỉnh cho tới khi cảm thấy thích hợp nhất cho 2 tuần trước và sau hành kinh.
Tổn thương khớp gối
Người ta nhận thấy rằng, khi nồng độ estrogen ở mức cao nhất trong chu kỳ kinh thì người phụ nữ lại dễ bị viêm khớp, tổn thương khớp gối – đặc biệt là dây chằng trước đùi. Tổn thương loại này chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới gấp 8 lần. Sang chấn khớp gối thường xảy ra vào thời kỳ rụng trứng – thời kỳ có đặc trưng là sự tăng cao estrogen và hormon relaxacin. Có thể estrogen và relaxin đã có tác động sâu sắc đến hệ thống thần kinh – cơ và chức năng cơ giới của các mô mềm như giây chằng và gân.
Sở dĩ phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối vì những đặc tính sinh lý của phụ nữ như: khung chậu rộng tạo ra một sức ép mạnh hơn lên phần trong của khớp gối, sức mạnh của nhóm cơ ở cẳng chân yếu hơn và sức chịu đựng cũng kém hơn.
Đái tháo đường
Phụ nữ bị đái tháo đường khó kiểm soát được đường huyết trong tuần lễ đầu trước kỳ kinh, với mức đường huyết hoặc cao hơn hoặc thấp hơn thường lệ. Vấn đề này xem ra rất phổ biến ở phụ nữ có những triệu chứng tiểu đường kết hợp với hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể là do hormon estrogen và progesterone làm cho nội mạc tử cung phát triển, dầy lên, chuẩn bị để đón trứng đã thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh thì buồng trứng ngừng bài tiết hai hormon nói trên và sự sụt giảm đột ngột của hormon đã làm cho nội mạc tử cung bong, đó là kinh nguyệt. Người ta cho rằng ở một số phụ nữ có nồng độ progesteron cao có thể làm cho nồng độ đường (glucoza) thấp hơn bình thường. Chính tình trạng phù nề, giữ nước, dễ cáu kỉnh, trầm cảm, thèm ăn đường và mỡ – đặc trưng của hội chứng tiền kinh nguyệt là nguyên nhân dẫn đến không kiểm soát được mức đường huyết.
Nhức nửa đầu
Tỷ lệ phụ nữ bị nhức nửa đầu (migraine) trong 2 ngày đầu hành kinh gấp đôi so với thời gian còn lại của chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có khi nhức đầu vào hai ngày trước kỳ kinh, đến thời điểm phóng noãn thì nguy cơ nhức đầu giảm đi. 70% số người bị nhức nửa đầu là phụ nữ, 28% không có triệu chứng báo trước và thường phối hợp nhất với chu kỳ kinh nguyệt nhưng không có gì khác về mức độ đau hay kéo dài so với những nguyên nhân khác ngoài kỳ kinh (ví dụ do uống rượu). Kinh nguyệt là một yếu tố phát động mạnh gây nhức nửa đầu – một bệnh thường thể hiện ngay từ tuổi vị thành niên, có liên quan đến sự dao động của hormon giới tính nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, chủ yếu là do sự tụt giảm estrogen (cho nên mới thường đau đầu vào nửa sau của chu kỳ kinh là giai đoạn hoàng thể) và noãn tăng mức độ kích thích. Nhức nửa bên đầu có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày, cảm giác đau giần giật nửa bên đầu kèm theo buồn nôn/nôn, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động và mùi.
Trong thời gian hành kinh tỷ lệ phụ nữ bị nhức nửa đầu gấp đôi so với thời gian còn lại của chu kỳ
Chứng căng thẳng trước khi hành kinh
Có người trước khi thấy kinh có những triệu chứng báo trước như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, căng vú, tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, nôn nóng hoặc lo lắng buồn phiền, hết kinh thì các triệu chứng này hết nhanh. Nói chung những chứng này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật , rối loạn trong trao đổi chất hoóc môn cũng như trong trao đổi muối – nước.
Chảy máu cam trong thời kỳ hành kinh
Những bệnh nhân này thường cảm thấy sa căng ở khung chậu, toàn thân khó chịu, nếu chảy máu ở mũi thì lượng máu kinh sẽ ít đi và người sẽ dễ chịu hơn. Nguyên nhân có thể do đồng hồ sinh học bị rối loạn hoặc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh gan hoặc lao phổi.
Tăng sinh túi tuyến vú vào thời kỳ kinh nguyệt
Bệnh thường gặp ở thanh niên, thường trước hoặc trong kỳ kinh, một hoặc cả hai bên vú căng đau, có người còn sờ thấy khối u cứng to không đều. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân: rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất progesteron tiết ra ít, chất oestrogen tăng lên nhiều.
Đau mắt
Một số phụ nữ nhận thấy các triệu chứng như mắt sưng, đau kèm theo hàng loạt dấu hiệu khó chịu khác từ 3 đến 4 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng chỉ biến mất khi kỳ kinh chấm dứt. Một số trường hợp cá biệt còn có thêm hiện tượng sợ ánh sáng lâu dài hoặc chảy nước mắt. Khi sạch kinh, các triệu chứng trên chỉ giảm thiểu đáng kể mà không biến mất.
Ngoài ra, một số người còn mắc một căn bệnh về mắt tương đối hiếm gặp được gọi là phù thũng sung huyết võng mạc mang tính chu kỳ. Người mắc sẽ gặp một trong hai trạng thái: một là bề mặt võng mạc sung huyết nhẹ, có nốt, thời gian phát tác ngắn, chỉ sau vài tiếng hoặc vài ngày là khỏi; trạng thái thứ hai nặng hơn với bề mặt võng mạc và kết mạc bị sung huyết nặng, phù thũng mãn tính, mỏi mắt, đau mắt và sợ ánh sáng, thậm chí bị cận thị tạm thời.
Chứng mắt đỏ kỳ kinh nguyệt
Trước khi đến kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ bị sung huyết, kết mạc sưng đỏ. Sau khi có kinh, những hiện tượng này nhẹ dần và khỏi. Kinh nguyệt ra càng nhiều, bệnh càng nhanh khỏi. Đông y Trung Quốc gọi đây là chứng đỏ mắt kỳ kinh nguyệt, thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt không đều và thường phát tác theo chu kỳ.
Nói chung, hình thức biểu hiện của các bệnh về mắt trong thời kỳ kinh nguyệt rất đa dạng. Nhưng thật may, chúng không thường xuyên xuất hiện. Nếu xảy ra, các bệnh về mắt do kinh nguyệt cũng chỉ ảnh hưởng lên số ít người và thường rất mau khỏi.
Sự liên quan giữa kinh nguyệt và vấn đề răng miệng
Đây là 2 vấn đề có mối liên quan rất mật thiết. Trong thời gian “đèn đỏ”, lượng hormone sinh dục thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các XX. Đây cũng là lý do khiến cho các bạn dễ mắc phải các căn bệnh về răng miệng hay tim mạch, xương khớp… hơn nam giới.
Trong ngày "đèn đỏ" các bạn nữ dễ mắc phải các căn bệnh về răng miệng
Theo các chuyên gia sức khỏe, sự thay đổi các hormone trong ngày “đèn đỏ” sẽ kéo theo sự mất cân bằng nội tiết tố, trong đó bao gồm cả estrogen. Đặc biệt, mô nướu lại là nơi tập trung rất nhiều thụ thể estrogen. Vì thế, những thay đổi của sức khỏe ngày “đèn đỏ” cũng kéo theo sự thay đổi của estrogen ở mô nướu, khiến răng lợi của chúng ta dễ bị tổn thương và mắc bệnh hơn.
Cụ thể, trước ngày xuất hiện “đèn đỏ”, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao, dễ gây sưng và viêm nướu. Thậm chí, nếu các bạn thực hiện các hoạt động điều trị hay khám chữa răng miệng trong những ngày này, không những chúng ta không đạt được hiệu quả mà còn có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm, dễ bị chảy máu và đau đớn hơn rất nhiều so với các ngày bình thường
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza