HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Lồi mắt do bệnh Basedow và cách chữa trị

    Bệnh basedow là gì?

    Năm 1835, bác sĩ người Mỹ Robert James Graves đã mô tả một loại bệnh bao gồm các triệu chứng tăng chuyển hóa, bướu giáp lan tỏa và lồi mắt. Một thời gian sau, vào năm 1840, Karl Aldoph Von Basedow đã nghiên cứu đầy đủ về bệnh này và từ đó bệnh được mang tên ông. Ở Việt Nam, người ta vẫn quen gọi Basedow là bệnh bướu cổ lồi mắt.
     
    Trong thực tế lâm sàng, bệnh Basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp: Bệnh nhân ăn nhiều, tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, sụt cân rất nhiều, run tay v.v… và kèm theo bướu giáp lan tỏa.
     
    Basedow là một bệnh lý của tuyến giáp. Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoóc môn. Hàm lượng hoóc môn giáp cao trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.
     
    Chứng lồi mắt trong bệnh basedow
     
    Trong bệnh Basedow, lồi mắt là dấu hiệu hay gặp nhất. Theo y văn, trong những năm đầu thế kỷ 20, dấu hiệu này có ở gần như 100% các trường hợp Basedow; ngày nay theo những công trình nghiên cứu mới nhất, dấu hiệu lồi mắt gặp được trong 40-45% trường hợp. Chính vì vậy, người ta còn gọi bệnh Basedow với một cái tên khác là bệnh bướu cổ lồi mắt.
     
    Bên cạnh bướu cổ làm mất vẻ đẹp của người phụ nữ, chứng lồi mắt cũng làm cho nhiều bệnh nhân mất ăn, mất ngủ và rất nhiều bệnh nhân đã yêu cầu bác sĩ tìm cách điều trị cho mình. 
     
     
    Bệnh Basedow là căn bệnh tương đối phổ biến
     
    Nguyên nhân gây lồi mắt
     
    Nguyên nhân cơ bản do thâm nhiễm tế bào Lympho đi kèm với sự phù nề của các mô và ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra. Những thành phần này đẩy nhãn cầu ra phía trước làm cho mắt bị lồi. Khi mắt bị lồi cơ mi trên của mắt co lại, nhìn thấy cả vùng củng mạc trắng ở phía trên. Đi kèm với chứng lồi mắt, bệnh nhân thường cảm thấy chói mắt, chảy nước mắt, cảm giác như có bụi bay vào mắt hoặc rất nóng rát. Bên mắt lồi thường long lanh hơn bình thường, ít chớp mắt, người bệnh thường không nhắm kín mắt khi ngủ. Khi bị lồi quá mức, mắt sẽ không nhắm kín, mi hở nên giác mạc dễ viêm loét và tổn thương. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị khô và loét giác mạc là nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn. Độ lồi mắt nhiều hay ít không liên quan tới bướu cổ của bệnh nhân là to hay nhỏ. Mắt có thể lồi rất nhiều trên những bệnh nhân có bướu cổ nhỏ và ngược lại có thể lồi rất ít trên những bệnh nhân bướu cổ to. Lồi mắt thường xảy ra ở cả hai mắt, đôi khi rõ rệt ở một bên hơn là bên kia. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng rất hiếm gặp.
     
    Phương pháp điều trị
     
    Ở một số trường hợp, chứng lồi mắt có thể thay đổi cùng với tiến triển của bệnh sau khi điều trị. Khoảng 30% bệnh nhân sẽ hết lồi mắt sau khi phẫu thuật, thường là những bệnh nhân lồi mắt ở mức độ nhẹ và vừa.
     
    Có 3 phương pháp điều trị chứng lồi mắt, gồm: sử dụng thuốc Corticoides liều cao, xạ trị và phẫu thuật. Với những bệnh nhân lồi mắt độ 1, thường không cần phải điều trị. Những bệnh nhân lồi mắt độ 2, việc điều trị bao gồm:
     
    – Đeo kính sẫm màu.
     
    – Nhỏ hoặc tra các loại pomade nước mắt nhân tạo để tránh biến chứng khô giác mạc.
     
    – Nhỏ một loại thuốc nước đặc biệt để làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn.
     
    Thuốc này được cho theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
     
    Chứng lồi mắt sau bệnh Basedow
     
    Cho đến nay, nhiều người vẫn tin rằng lồi mắt chỉ là một triệu chứng của bệnh Basedow. Nếu đúng như vậy thì khi bệnh khỏi triệu chứng cũng phải hết. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng người ta thấy rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã được điều trị khỏi Basedow, hoàn toàn hết nhiễm độc giáp nhưng vẫn không hết lồi mắt, thậm chí lồi mắt mới xuất hiện hoặc tiếp tục tiến triển. Như vậy lồi mắt không còn chỉ là triệu chứng của Basedow mà nó có sự tiến triển độc lập tương đối so với bệnh tuyến giáp.
     
    Lồi mắt do bướu cổ thực chất chỉ là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất của “Bệnh mắt liên quan tuyến giáp”. Bệnh còn có tên gọi khác là “Bệnh mắt Basedow”. Người ta thấy bệnh nhân có rối loạn hormon giáp cả về phía cường giáp và phía nhược giáp có nhiều khả năng bị bệnh mắt hơn những bệnh nhân bình giáp.
     
     
    Chứng lồi mắt của bệnh Basedown phải được chẩn đoán và điều trị sơm
     
    Những tổn thương mắt thường gặp liên quan tuyến giáp
     
    – Lồi mắt: sự phù nề và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt đẩy nhãn cầu nhô ra trước gây ra chứng này. Độ lồi của nhãn cầu được tính bằng đường chiếu từ đỉnh giác mạc xuống đường thẳng đi ngang qua bờ ngoài của hai hốc mắt và được đo bằng thước Hertel. Độ lồi từ 18 – 20mm là lồi mắt mức độ nhẹ, từ 21 – 23mm là mức trung bình, trên 24mm là lồi mắt mức độ nặng hoặc nếu lồi một mắt thì độ lồi phải chênh so với mắt kia 3mm trở lên. Lồi mắt nặng làm cho mi nhắm không kín có thể dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, có trường hợp phải khoét bỏ mắt.
     
    – Co rút mi: dấu hiệu này thấy rất rõ ở mi trên. Bình thường, mi trên che một phần cực trên của giác mạc (tròng đen), bờ tự do của mi trên ở bên dưới đỉnh điểm của giác mạc chừng 2mm. Khi bờ mi ở trên đỉnh điểm giác mạc là co rút mi đã ở mức độ 2 hoặc mức cao hơn nếu khoảng cách bờ mi – đỉnh giác mạc càng xa. Mi co rút càng làm cho người quan sát có cảm giác bệnh nhân lồi mắt nặng hơn. Co rút mi cùng với lồi mắt gây hở mi khi nhắm nhẹ và khi ngủ. Hở mi, lộ giác mạc đưa tới cảm giác cộm, khô mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng.
     
    – Nhìn đôi (song thị) hoặc lác: có 4 đôi cơ vận nhãn đảm bảo cho mắt liếc được các hướng. Các cơ vận nhãn này bị viêm, phù nề, phì đại và dần dần xơ hóa nhưng mức độ tổn thương mỗi cơ rất khác nhau dẫn đến chứng nhìn đôi, ban đầu nhìn đôi từng lúc và về sau nặng hơn là lác mắt. Gặp nhiều hơn là lác xuống dưới và lác vào trong. Có lác hoặc nhìn đôi là có thể nói cơ vận nhãn bị phì đại. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định và để biết mức độ phì đại của từng cơ thì cách tốt nhất là dựa vào phim chụp cắt lớp vi tính (CT). 
     
    – Tăng nhãn áp: sự nề phù và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt sẽ ép vào nhãn cầu từ phía sau. Lực ép này vừa gây lồi mắt, vừa có thể gây tăng nhãn áp. Áp lực nội nhãn tăng lâu ngày sẽ đưa tới tổn hại thị lực, thị trường. Đo nhãn áp vì vậy là khám nghiệm không thể thiếu khi khám bệnh.
     
    – Giảm thị lực: các cơ vận nhãn khi bị phì đại sẽ chèn ép dây thần kinh thị giác ở đoạn đỉnh hốc mắt, đây là nguyên nhân gây giảm thị lực hay gặp trong bệnh mắt liên quan tuyến giáp. Giảm thị lực còn có thể do tăng nhãn áp lâu ngày.  Do đó cần thực hiện việc khám chữa để bảo vệ mắt được tốt hơn.
     
    Trước và sau quá trình phẫu thuật lồi mắt do bệnh Basedow
     
    Điều trị
     
    Phải tùy vào mức độ của bệnh. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ: các dấu hiệu chức năng như thị lực của từng mắt còn bình thường, không có nhìn đôi, mi nhắm kín, không có dấu hiệu của viêm thì chỉ cần khám đo các chỉ tiêu như thị lực, độ lồi, nhãn áp, độ co rút mi, tình trạng vận nhãn và theo dõi mỗi 3 – 6 tháng.
     
    Nếu bệnh ở mức độ nặng nhưng còn ở giai đoạn viêm thì cần điều trị bằng liệu pháp corticoid hoặc chiếu xạ hốc mắt. 
     
    – Thuốc Corticoides liều cao như Prednisone 100 mg/ngày (20 viên), từ 5-7 tuần. Tuy nhiên cần chú ý khả năng dung nạp kém với Corticoides ở người Việt Nam so với bệnh nhân phương Tây. Biến chứng hay gặp nhất của việc sử dụng thuốc là viêm loét dạ dày, có thể gây xuất huyết tiêu hóa và phù do giữ nước.
     
    – Xạ trị: Dùng máy tạo chất phóng xạ chiếu vào vùng hốc mắt, tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả điều trị lồi mắt trong giai đoạn sớm và không có tác dụng trong giai đoạn sẹo đã hình thành phía sau hốc mắt.
     
    – Điều trị bằng phẫu thuật: Được sử dụng cho những trường hợp thất bại với điều trị bằng Corticoides và xạ trị, bao gồm: 1. Khâu cò mí mắt: nhằm làm giảm độ hở của mi mắt. 2. Phẫu thuật chỉnh hình làm giảm độ co rút của cơ vận nhãn. 3. Phẫu thuật làm giải áp hốc mắt trong những trường hợp lồi mắt ác tính có tổn thương thần kinh thị giác gây giảm và mất thị lực hoặc do yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. 4. Phẫu thuật tạo hình sau giải áp hốc mắt.
     
    Tất cả những phẫu thuật này được thực hiện bởi các bác sĩ nhãn khoa và tạo hình.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang