Thâm quầng mắt ở trẻ đôi khi là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bé đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng đấy. Do đó, các bậc cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân do đâu mà bé bị thâm quầng mắt để đưa ra hướng xử lý kịp thời nhất nhé.
Yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ có làn da mỏng và xuất hiện nhiều các mạch máu nhỏ dưới da thì nhiều khả năng sẽ truyền lại cho con cái. Tuy nhiên, điều này không hề nguy hiểm, không cần liệu pháp điều trị nhưng nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, cũng như thói quen thực hiện chế độ chính xác trong ngày, ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh.
Mệt mỏi và căng thẳng
Không khó khi cha mẹ nhận ra rằng con mình quá mệt mỏi và căng thẳng vì bài tập về nhà hay việc học ở trường làm con quá tải. Và thật không may khi tình trạng đó ngày càng tăng và khiến sức khỏe của trẻ suy sụp kể cả thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, việc học tập quá tải không còn thời gian cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, máu thiếu oxy và kém lưu thông, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Do đó, Thỉnh thoảng vào những ngày nghỉ hãy dẫn con bạn đi chơi như: thảo cầm viên, công viên nước, xem phim để trẻ không bị stress do học tập căng thẳng.
Áp lực học hành khiến trẻ mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến quâng thầm mắt
Chấn thương
Đôi mắt thâm đen của trẻ có thể là một kết quả của sự va chạm mạnh với đồ vật cứng do hành động bất cẩn từ trẻ nhỏ hay bạn bè. Trong trường hợp này, vết bầm tím sẽ xuất hiện rất nhanh do các mạch máu dưới da bị vỡ. Nếu chấn thương không hề nhẹ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định chính xác chấn thương.
Giun, sán
Trong một số trường hợp vết quầng thâm dưới mắt trẻ có thể báo hiệu trong cơ thể trẻ có nhiều giun, sán. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con vì thiếu chất dinh dưỡng và vitamin. Cha mẹ nên chú ý đến việc tẩy giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của các bác sĩ và hãy luôn vệ sinh cho bé được sạch sẽ để giảm nguy cơ bị mắc bệnh.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh bệnh giun sán
Thiếu máu và thiếu sắt
Các bậc cha mẹ nên biết, hiện tượng thiếu máu và thiếu sắt được thể hiện rất rõ trên da của trẻ em, nhất là đôi mắt. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện vết quầng thâm đen trên vùng da xung quanh mắt của con, cha mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm máu để có giải pháp chữa trị hoặc phòng ngừa một số căn bệnh khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt, sau đó khoảng 1 tháng đi xét nghiệm lại hoặc đến khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thiếu ngủ
Để đáp ứng với hoạt động hàng ngày thì trẻ cần ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ đủ giấc thì cơ thể sẽ giảm sút một cách nhanh chóng, dấu hiệu đầu tiên là mệt mỏi và kéo theo sự xuất hiện quầng thâm dưới mắt, mỏi mắt. Trẻ dưới 10 tuổi cần ngủ tối thiểu 9 tiếng một ngày và nếu cần thiết có thể cho trẻ ngủ thêm ban ngày. Và quan trọng hơn đối với trẻ chính là chất lượng của giấc ngủ.
Dinh dưỡng kém
Nhiều bậc cha mẹ tự đặt câu hỏi rằng, con mình ăn cả ngày nhưng sao vẫn thiếu chất. Điều này được các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp rất đơn giản, tuy ăn nhiều nhưng trẻ thường ăn đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh theo sở thích của chúng, những thức ăn đó không mang lại dinh dưỡng đầy đủ, nhiều khi còn có hại cho sức khỏe.
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ
Chính vì vậy mà trẻ em thường thiếu vi chất dinh dưỡng vì thói quen ăn uống này, khiến cơ thể không đủ sức đề kháng, da mặt thiếu sức sống, xanh xao và suy dinh dưỡng
Dưa leo, bí đỏ và các loại rau xanh rất cần thiết đối với đôi mắt và làn da xung quanh mắt, vì thế nên bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày của gian đình và nhất là với trẻ nhé!
Dược sĩ Hưng
EURO PEIN – SÁNG TRONG ĐÔI MẮT
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi