Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, khớp và các tổ chức quanh khớp (đầu xương, bao khớp, màng hoạt dịch, gân cơ và dây chằng). Có hơn 100 bệnh lý khớp, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis), lãng xương (osteoporosis), gút (gout).
Có gần 100 loại viêm xương khớp khác nhau, được chia thành 2 nhóm chính là thoái hóa và viêm. Đối với người bị thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp, cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn. Bệnh nhân nên ăn các loại thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, nhiều rau và quả tươi.
Thoái hóa xương khớp (hay viêm khớp thoái hóa): là bệnh phổ biến nhất, tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. 70% bệnh nhân trên 65 tuổi có biểu hiện thoái hóa khớp trên X-quang. Bệnh thường gặp ở những khớp lớn, chịu sức nặng của cơ thể như khớp cột sống, khớp gối, khớp háng, đôi khi xuất hiện ở khớp bàn tay. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là sụn khớp mất dần, có hiện tượng mọc xương mới ở viền khớp, gọi là gai xương. Lúc đầu, bệnh gây đau khi mang vác nặng, sau đau dần cả khi vận động nhẹ và lúc nghỉ ngơi.
Hình ảnh cho khớp bình thường và khớp viêm
Viêm khớp do viêm: điển hình là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh xảy ra với khoảng 2% dân số, phụ nữ bị nhiều hơn nam gấp 2-3 lần. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng đôi khi trẻ em cũng có thể mắc bệnh.
Viêm khớp do viêm là một bệnh hệ thống, trong đó tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp, thường là những khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân, có khi ảnh hưởng đến khớp gối và khớp háng. Bệnh thường khởi phát âm thầm, gây phù nề, đau đớn, cứng khớp lúc buổi sáng thức dậy, gây hạn chế vận động và biến dạng khớp. Ngoài ra, bệnh còn gây mệt mỏi, đau cơ và khó chịu.
Gút (hay thống phong): cũng là một bệnh viêm xương khớp, do sự lắng đọng tinh thể uric trong khớp, thường gặp ở nam giới. Bệnh có biểu hiện đau cấp tính, phù nề và tình trạng kích thích cao độ tại khớp. Cơn đau đầu tiên xuất hiện ở gót chân, sau đó lan ra khắp mắt cá, khớp mu bàn chân, khớp gối, có khi cả ở khớp cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ ở bàn tay. Các khớp như khớp hông, khớp vai, cột sống ít bị ảnh hưởng. Bệnh Gút cũng là một biểu hiện của bệnh mạch vành, đột quỵ và tổn thương thận.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng trong bệnh lý khớp
Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể dẫn đến tàn phế, mất khả năng lao động mà điều trị lại rất tốn kém. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm đẩy lui những đợt bệnh cấp tính, vì vậy nhiều người bệnh đã tự tìm mọi cách để khống chế, nghe mách bảo lẫn nhau từ thuốc men đến cách ăn uống chọn lựa thực phẩm, thậm chí kiêng khem đến mức bị suy dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn cứ ngày càng nặng dần.
Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh loại thực phẩm nào có thể điều trị lành bệnh khớp hoặc gây ra bệnh. Ngoại trừ, bệnh gút dễ bị tấn công nếu chế độ ăn chứa quá nhiều chất purin làm tăng lượng acid uric trong máu. Có một số loại thực phẩm có thể gây xuất hiện những đợt viêm khớp cấp trong bệnh viêm khớp dạng thấp và người bệnh cho chúng là nguyên nhân của bệnh, nhưng sự thật với người bệnh khác có thể không xảy ra.
Thực tế chỉ có một chế độ ăn hợp lý mới mang lại lợi ích cho người bệnh, giúp người bệnh đủ khả năng chống lại những đợt bệnh tấn công, đồng thời cũng giúp người bệnh phòng một số bệnh mãn tính khác như: đái tháo đường, cao huyết áp, tăng cholesterol máu… góp phần làm nặng nề thêm bệnh khớp.
Thế nào là ăn uống hợp lý?
Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể để duy trì mức cân hợp lý. Cân nặng cơ thể gọi là hợp lý khi BMI = 18,5 – 23. Nếu BMI dưới 18,5 là thiếu cân, trên 23 là thừa cân.
Nếu bị thiếu cân, cần tăng thêm năng lượng ăn vào để tăng cân. Ngoài 3 bữa chính nên thêm 2 – 3 bữa phụ, chú ý các món ăn giàu năng lượng như: chiên xào, sữa béo, thêm vào sau bữa chính các món ăn như: trái cây ngọt, bánh ngọt, tàu hủ… Lưu ý: sau những đợt viêm cấp sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều, mất các chất dinh dưỡng, ăn uống kém do đau đớn, sốt, rất dễ bị suy dinh dưỡng, cơ thể giảm sức đề kháng. Do đó, càng phải ăn uống nhiều hơn.
Nếu bị thừa cân, cần giảm năng lượng ăn vào để giảm cân. Hạn chế các món ăn béo ngọt, chiên xào, không ăn nhiều vào cữ tối, thay vào đó là các món rau, đậu, trái cây. Tăng thời gian vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng. Đặc biệt người bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, gút hay gặp ở tuổi trung niên, có tình trạng thừa cân béo phì kèm theo làm tăng gánh nặng lên các khớp, gây đau đớn, hạn chế vận động có thể dẫn đến xẹp các đốt sống, mòn khớp, cứng khớp, biến dạng khớp. Ngoài ra, thừa cân béo phì còn là nguy cơ của các bệnh lý mãn tính khác như: tăng huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường, ung thư… Do đó, giảm cân sẽ giúp giảm gánh nặng cho khớp và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:
Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, -caroten, khoáng chất kali, magiê là những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.
Ăn đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò. Đạm thực vật như: tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 – 4 quả/tuần. Nếu cholesterol máu cao hoặc có sỏi mật ăn 1 – 2 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.
Sữa: nên uống 2 – 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.
Chất béo: nên ăn vừa phải, chọn các loại dầu thực vật như: dầu mè, dầu nành, dầu phộng… trung bình 20g/ngày. Nếu thừa cân nên giảm thức ăn chiên xào, ăn thịt nạc bỏ da, các món kho luộc hấp. Nếu thiếu cân suy dinh dưỡng, cần tăng thêm chất béo trong thức ăn.
Ăn đủ thức ăn giàu bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ… để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt: lưu ý ở các bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, thận. Một số thuốc điều trị bệnh khớp có tác dụng giữ natri, mất kali hoặc các thuốc tráng dạ dày dùng kèm có tác dụng giữ natri, canxi, magiê.
Tránh dùng rượu và các chất kích thích thần kinh: các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc, gây bất lợi trong điều trị.
Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị đau xương khớp để bệnh có thể thuyên giảm đi
Ăn uống trong bệnh gút
Bệnh gút là loại bệnh khớp duy nhất mà chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bệnh. Nên hạn chế những thức ăn giàu purin, làm tăng acid uric trong máu, đặc biệt trong những đợt bị gút cấp tính. Các thực phẩm dễ làm tăng acid uric trong máu được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1: nhiều purin: gan, cật, óc, lá lách, trứng cá, cá sardine, cá trích, cá hồi, heo, nấm, măng tây, bia, sô-cô-la, cacao…
Nhóm 2: chứa purin trung bình: heo, bò, gà, vịt, hải sản, cua, tôm, đậu đỏ, cải, bó xôi, bông cải.
Nhóm 3: chứa ít purin: ngủ cốc, bơ, dầu mơ, rau quả.
Các thức uống làm tăng acid uric máu: rượu, cà phê, trà, nước uống có coca.
Người bị bệnh gút nên loại bỏ thức ăn nhóm 1, đặc biệt các đợt gút cấp tấn công, hạn chế nhóm 2. Nên ăn thịt nạc, trứng, đậu hủ, sữa giảm béo. Rượu bia 1 – 3 ly/ tuần, nên uống nhiều nước 2 – 3 lít/ngày để tăng thải acid uric theo nước tiểu.
Bệnh xương khớp là một bệnh mãn tính, với những đợt tấn công cấp tính gây đau đớn, điều trị tốn kém nhưng lại hạn chế kết quả điều trị và có khả năng gây tàn phế, giảm chất lượng sống của người bệnh. Muốn điều trị tốt cần phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó ăn uống hợp lý sẽ giúp cho người bệnh đủ sức chống đỡ những cơn cấp tính, phòng ngừa một số bệnh lý mãn tính, đem lại một tinh thần sảng khoái, lạc quan trong cuộc sống.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi