HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh mắt

    Bảo vệ mắt cho trẻ sơ sinh đúng cách

    Trong những ngày đầu chào đời, trẻ sơ sinh thường hay bị chảy nước mắt và có ghèn ở mắt. Do đó, nếu không được vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sau này của trẻ.

     Cách vệ sinh

    – Dụng cụ: Hai miếng gạc tiệt trùng (hoặc hai miếng vải vuông cotton hay khăn sạch), nước muối sinh lý.

    – Cách thực hiện: Làm ẩm miếng gạc với chút nước muối sinh lý, rồi gấp lại thành hình tam giác và lau nhẹ các góc mắt bằng đầu nhọn. Nếu lông mày của bé bị dính, bạn hãy dùng miếng gạc lau mắt bé từ trong ra ngoài, nhẹ nhàng và tỉ mỉ.

    Bảo vệ mắt cho trẻ sơ sinh đúng cách

    Chăm sóc mắt đúng cách để tránh ảnh hưởng đến khả năng nhìn của bé

    Một số lưu ý 

    • Luôn dùng gạc (vải, khăn) sạch riêng biệt khi vệ sinh từng mắt, hoặc sử dụng các phần khác nhau của gạc (vải, khăn) để lau, tránh lây truyền bệnh.
    • Nếu mắt bé chảy nước nhiều, có thể đã bị viêm kết mạc nhẹ. Bạn hãy đưa con đi khám bác sĩ.
    • Nếu một góc mắt bé thường xuyên bị phủ bởi gỉ màu trắng hoặc vàng, có thể là hiện tượng bị tắc tuyến lệ. Ngoài nước muối sinh lý natri clorid 09, bạn cần được bác sĩ tư vấn nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé.
    • Nếu nhận thấy mắt bé bị đỏ và rát ở vùng góc dưới hoặc có nhiều mủ, bạn hãy cho con đi khám bác sĩ để được kê đơn, tránh nhiễm trùng.

    Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp

    Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

    Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là lậu cầu Neisseria gonorrhoea vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

    Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra. Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nhân viên y tế nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây ra, chứ không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị. Nhân viên y tế nên lưu ý tầm soát và điều trị trong thời gian mang thai những thai phụ có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Ước tính có 3% trẻ em bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù.

    Lậu và chlamydia là những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục hay gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 32 triệu trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu mới mắc và 46 triệu trường hợp phụ nữ mới nhiễm chlamydia trên thế giới hàng năm. Một phần ba đến một nửa trẻ do những phụ nữ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục này sinh ra sẽ bị nhiễm khuẩn mắt.

    Nhiễm tụ cầu trùng Staphylococcus aureus xảy ra trong 10 đến 20% những trẻ sơ sinh và có thể lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ kia, nhất là tại các cơ sở y tế. Tụ cầu cũng là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng rốn và rốn có thể là nơi tích trữ vi trùng này.

    Dụi mắt nhiều có thể gây ảnh hưởng đến thị lực của bé

    Dụi mắt nhiều có thể gây ảnh hưởng đến thị lực của bé 

    Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt do lậu cầu trùng và chlamydia

    WHO khuyến cáo rằng mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrate bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1% trong vòng 1 giờ sau sinh.

    Ba chất kháng khuẩn được khuyến cáo trong Nguyên nhân điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt thất bại thường gặp nhất là do tiến hành quá trễ sau sinh. Vì nhiễm khuẩn mắt do lậu rất nặng nên mọi trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nên được điều trị với kháng sinh như là viêm kết mạc do lậu cầu trùng. Hầu hết những nhiễm khuẩn do chlamydia gây ra đều có thể phòng ngừa bằng cách khử khuẩn mắt ngay sau sinh, thậm chí khi mẹ chưa được điều trị trước sinh.

    Phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt cho trẻ sơ sinh

    Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc trẻ đều phải rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở trẻ sơ sinh.

    Do vậy nếu bà mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị hay điều trị chưa ổn định thì trẻ sinh qua đường dưới thường có nguy cơ viêm kết mạc mắt.

     Khi thấy mắt trẻ bị sưng hay đổ ghèn thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc cho bé đi khám ngay để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

     Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định.

    Bảo vệ mắt cho trẻ sơ sinh đúng cách

     Những yếu tố cần thiết trong những năm đầu đời

     Ngoài việc vệ sinh cẩn thận, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.

     Những dướng chất cần thiết và quan trọng gồm:

     – Vitamin A: Giúp bảo vệ biểu mô và tăng cường hệ miễn dịch của mắt.  Nếu thiếu vitamin này, có thể dẫn đến sừng hóa biểu mô giác mạc, gây loét và mù lòa. Các mẹ nên cho trẻ bú sớm trong 30 phút đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong năm đầu đời, để trẻ được cung cấp vitamin A qua nguồn sữa mẹ. Khi ăn dặm, cần cho trẻ ăn những thực phầm giàu vitamin A như như thịt, cá, trứng, gan, sữa, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, cam, cà chua… Tuy nhiên, không được uống vitami A quá liều vìsẽ sẽ dẫn đến những nguy hại cho trẻ. Lượng vitamin A cần thiết theo lứa tuổi như sau: từ 3 – 6 tháng/ 325mcg, từ 6 – 12 tháng/ 350mcg, từ 1 – 9 tuổi/ 400mcg.

    – Vitamin B: Vitamin B1, B2 là một trong những nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các dây thần kinh thị giác. Thiếu vitamin B1 sẽ thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, còn nếu lượng vitamin B2 không đủ sẽ dễ dẫn đến viêm giác mạc. Nhu cầu vitamin B1 mỗi ngày tùy theo độ tuổi (dưới 1 tuổi/ 0,3mg, 1 – 3 tuổi/0,5mg,  4 – 6 tuổi/0,6mg…). Vitamin B1 có nhiều trong thịt nạc, đậu, lạc…, vitamin B2 có nhiều trong gan, thịt lợn, trứng gà, cá tươi, nấm…

    Dược sĩ Hưng


    Euro-Pein-oxihoa-loa-hoa-mat

    EURO PEIN – SÁNG TRONG ĐÔI MẮT

     

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang