Tại sao người cao tuổi hay bị gãy xương
Người già thường bị loãng xương, xương rất dòn và dễ gãy, vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ có thể dẫn đến gãy xương. Ngoài ra, thị lực kém, hệ thống gân cơ yếu dần, phản xạ cơ thể chậm hơn cũng làm người già đối mặt với nguy cơ té ngã.
Gãy xương ở người già thường gặp là gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, xẹp đốt sống. Đây là những vị trí thường bị tác động do té ngã, do tác động lực nhiều nhất, như té ngồi, té đập mông, té chống bàn tay.
Với người già, gãy xương để lại nhiều hậu quả nặng nề. Trước hết là sự đau đớn về thể xác. Nếu gãy ở cột sống, gãy vùng cổ xương đùi làm giảm khả năng vận động ở người cao tuổi, hậu quả xương càng bị loãng hơn nữa và xương càng khó liền hơn. Ngoài ra, thời gian điều trị gãy xương ở người già kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng như: teo cơ, cứng khớp, loét vùng tì đè, viêm phổi, viêm đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, người già thường có nhiều bệnh lý nội khoa kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường nên khi điều trị sẽ khó khăn hơn và có nhiều tai biến hơn.
Ngoài đau đớn về thể xác, họ còn bị ức chế tinh thần do cảm giác bị phụ thuộc quá vào con cái và không tự làm những việc đơn giản được.
Một số phương pháp giúp người cao tuổi hạn chế gãy xương do ngã
Tập luyện để tránh ngã
Khi bị loãng xương, vẫn có cách tốt nhất để tránh ngã. Tập thể dục cải thiện sức bền, tính linh hoạt, và sự cân bằng – giúp bạn đứng vững trên đôi chân của mình. Hãy kiên trì với các hoạt động như đi bộ, hoặc bơi lội. Tiếp đến là các môn thể thao với nhiều động tắc uốn và xoắn như golf, hoặc những người có nguy cơ cao bị ngã, như trượt tuyết. Các chuyên gia thường khuyên tập thái cực quyền.
Thảo luận với bác sĩ
Nhiều thuốc và kết hợp thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ hoặc chóng mặt. Hãy cân nhắc mọi thứ với bác sĩ. Bạn vẫn cần những thuốc này? Bạn có thể dùng liều nhỏ hơn không? Bạn có nên chuyển sang thuốc? Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về các bệnh có thể khiến bạn loạng choạng. Những vấn đề ở mắt và tai đặc biệt có khả năng phá vỡ sự thăng bằng của bạn.
Cẩn thận khi bước đi
Hãy cẩn thận khi bạn bước. Nếu vỉa hè có vẻ trơn, bạn hãy đi bộ trên bãi cỏ. Nền lát bằng đá cẩm thạch hoặc sàn gạch có độ bóng cao nên có thể trơn, vì vậy hãy trải thảm khi có thể. Luôn chú ý đến các bề mặt không đồng đều, lề đường, và ngưỡng cửa cao.
Đi giày
Đi bằng chân trần hoặc đeo tất có thể làm tăng nguy cơ té ngã, vì vậy hãy đi giày ngay cả trong nhà. Chọn giày có gót thấp và đế chống trượt. Hãy chắc chắn rằng đôi giày của bạn phù hợp về kích cỡ. Thay những đôi dép đã bị giãn và lỏng. Thắt dây giày thật chặt.
Xếp đồ đạc gọn gàng
Sắp xếp đồ đạc để bạn có thể dễ dàng đi lại xung quanh nhà. Để chiếc bàn thấp, kệ đựng tạp chí, ghế đẩu, cây cảnh, dây điện và đường dây điện thoại tránh xa đường đi. Lấy bỏ các chướng ngại vật như hộp, báo chí, hay đống quần áo. Dọn sạch lá ngoài sân vườn để có lối đi thoáng gọn.
Đi chậm
Ở nhà, hãy dành thời gian bước ra khỏi giường hoặc khỏi ghế. Đừng vội vàng trả lời chuông cửa hoặc điện thoại. Nhiều vụ tai nạn xảy ra khi bạn đang vội. Khi bạn ra ngoài, không chạy vội vào thang máy hoặc cố gắng dùng chân hay cánh tay để chặn cửa thang máy. Hãy dành thời gian để bước cẩn thận. Không cần phải vội vàng.
Dùng các thiết bị an toàn
Hãy lắp các thanh vịn và thảm cao su trong phòng tắm. Gắn tay vịn ở hai bên cầu thang. Hãy chắc chắn rằng tất cả các thảm đều chống trượt. Nếu bạn phải dùng ghế thang, nên có tay vịn vững chắc. Không bao giờ được mượn của người khác ba-toong hoặc khung tập đi. Hãy chắc chắn những thiết bị này phù hợp với bạn.
Học cách ngã
Ngay cả khi bạn ngã, cũng có nhiều cách để giảm nguy cơ bị tổn thương. Hãy nhớ điều này: lăn, không ngã! Nếu bạn bị trượt và không có gì để bám lấy, hãy bước nhanh một hoặc hai để lấy lại thăng bằng. Nếu không thể chống lại việc ngã, bạn cố gắng tránh để phần hông rơi xuống trước.
Cân nhắc thay kính
Kính hai tròng và ba tròng đôi khi có thể làm cho bạn khó nhìn thẳng phía trước. Đeo kính đơn tròng để đi bộ, leo cầu thang, và các hoạt động ngoài trời có thể giúp bạn nhìn rõ hơn và tránh té ngã. Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa hàng năm để cập nhật đơn kính của bạn.
Hạn chế uống rượu bia
Không có gì ngạc nhiên khi uống rượu nhiều có thể dễ té ngã hơn. Khi bạn uống rượu, bạn có thể không đứng vững trên đôi chân của bạn. Uống quá nhiều rượu cũng có thể gây tổn hại sức khỏe của xương, hạn chế canxi hấp thụ vào xương, làm cho xương giòn hơn và dễ bị gãy xương. Nếu bạn khát nước, hãy uống 1 cốc sữa không béo giàu canxi, nước trái cây tăng cường, hoặc sinh tố làm từ sữa chua ít béo.
Coi chừng vật nuôi
Chó và mèo làm bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng chúng thường quẩn dưới chân bạn. Mỗi năm, ước tính khoảng 21.000 người cao tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi vấp phải vật nuôi. Đừng để vật nuôi ngủ ngay bên cạnh giường hoặc ghế của bạn, nơi bạn có thể đặt chân xuống để đứng dậy. Để đồ chơi và bát của vật nuôi ra khỏi lối đi. Lau sạch ngay nước và đồ ăn vương vãi của vật nuôi. Thậm chí bạn có thể đeo một cái chuông trên cổ vật nuôi để bạn biết khi chúng lại gần bạn.
Đảm bảo ánh sáng
Thị lực thay đổi khi chúng ta về già, khiến ta khó tránh những vật trở ngại và định hướng trong ánh sáng mờ. Vì vậy, hãy giữ cho phòng của bạn luôn đủ sáng. Cài đặt thiết bị chuyển mạch ánh sáng gần lối vào phòng và ở trên cùng và dưới cùng của cầu thang. Dự trữ nhiều đèn pin tiện dụng để phòng trường hợp mất điện. Mở màn cửa và rèm cửa suốt ngày để có nhiều ánh sáng hơn.
Dinh dưỡng và chế độ luyện tập hợp lý
Cần đặc biệt chú ý việc phòng tránh nguy cơ gãy xương từ trong chính cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Người già cần hạn chế leo lên thang, ghế cao, tránh đi nơi dễ trơn trợt, đảm bảo đủ ánh sáng khi đi trong đêm để tránh nguy cơ té ngã. Nên đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, nếu người già cảm thấy khó vận động thì cần có dụng cụ hỗ trợ như gậy chống hoặc có người thân giúp đỡ.
Việc gãy xương còn tác động đến tâm lý của người già khi nghĩ rằng mình trở thành gánh nặng cho con cháu. Chính vì thế, vấn đề tạo cho người cao tuổi có cuộc sống vui vẻ và có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung canxi, vitamin.
Không thể phủ nhận tác dụng của việc tập thể dục thể thao ở người già. Với cách vận động điều độ, đúng cách, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, gân cơ, xương khớp chắc khỏe làm giảm nguy cơ té ngã.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi