Đái tháo đường thường được ví như là một “sát thủ thầm lặng” bởi nó gây ra tổn thương vi mạch toàn thân dẫn đến rất nhiều những biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thận…và đặc biệt là mắt. Biến chứng mắt tuy không gây chết người nhưng lại có thể gây tàn phế và làm mất khả năng lao động của người bệnh.
Hiện nay trên thế giới, bệnh đái tháo đường đã cướp đi ánh sáng của 1,8 triệu người. Chỉ 5 năm sau khi mắc tiểu đường, các biến chứng trên mắt đã bắt đầu xuất hiện. Và chỉ sau 10 năm, 90% bệnh nhân đái tháo đường đã có tổn thương ở võng mạc, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.
Tuy nhiên, điều này lại ít được quan tâm vì đa số các bệnh nhân không thấy có bất cứ triệu chứng gì về mắt cho đến khi đột nhiên thị lực hoặc mất thị lực. Họ chỉ đến gặp bác sỹ nhãn khoa khi bệnh đã để lại hậu quả. Khi đó, dù có được điều trị tích cực và tốn kém thì khả năng bảo tồn được thị lực là rất nhỏ.
Biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây mù lòa cho người bệnh
Tại sao bệnh nhân đái tháo đường mắc biến chứng mắt?
Với bệnh nhân đái tháo đường, việc tăng đường máu trực tiếp gây tổn thương và phá hủy các mạch máu ở võng mạc. Võng mạc chính là nơi tập trung ánh sáng và là nơi có rất nhiều dây thần kinh. Võng mạc, giống như một cái máy quay phim, có thể ghi nhận lại tất cả các hình ảnh, nhưng khác với máy quay phim là nó còn có khả năng chuyển các hình ảnh này thành các tín hiệu điện tử mà não có thể nhận biết và giải mã được. Trong võng mạc có một vùng nhỏ có tác dụng ghi nhận những hình ảnh nhỏ, những chi tiết rất sắc nét gọi là hoàng điểm (macula). Võng mạc và hoàng điểm được nuôi dưỡng bởi nhiều mao mạch nằm ở trong và ở phía sau võng mạc.
Khi đường máu tăng phá hủy các mạch máu ở võng mạc sẽ gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường, một trong những căn bệnh có nguy cơ gây mù cao cho người bệnh. Ngoài ra, các bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ cao bị các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, glaucoma, tắc động mạch võng mạc…
Bệnh võng mạc do đái tháo đường
Biến chứng mắt tuy không gây chết người nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì thường gây tàn phế và làm mất khả năng lao động. Ở các nước châu Âu và Mỹ, biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người trong độ tuổi lao động (20 – 65 tuổi). Ngay khi được phát hiện đái tháo đường đã có khoảng 20% số bệnh nhân có biến chứng mắt rồi, còn sau khi bị bệnh từ 10 năm trở lên thì có tới 90% số bệnh nhân sẽ bị biến chứng võng mạc mắt.
Biến chứng nặng nề nhất do đái tháo đường gây ra chính là ở võng mạc hay được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường. Ở Việt Nam, số người bị bệnh võng mạc tiểu đường ngày càng tăng. Mỗi năm ước tính chỉ có khoảng 375.000 người bị bệnh tiểu đường và hiện nay có đến khoảng 1,2 triệu người bị bệnh này. Bệnh võng mạc tiểu đường gặp ở 20% số bệnh nhân tiểu đường. Có nghĩa là cứ 5 người bệnh tiểu đường thì có 1 người bị tổn thương võng mạc và cả nước có khoảng 240.000 bị bệnh võng mạc tiểu đường.
Ở thời kỳ đầu của bệnh, những tổn thương võng mạc chưa làm giảm thị lực nhiều nên người bệnh chưa thể nhận ra. Đó là những tổn thương mạch máu do mạch máu bị dãn ra gọi là phình vi mạch. Lâu ngày, các chất dịch trong máu sẽ dò qua thành mạch gây phù võng mạc và phù hoàng điểm làm cho người bệnh nhìn thấy ám điểm ở giữa vùng nhìn, hình ảnh bị mờ và nhòe đi, thời gian sau sẽ phát sinh các mạch máu mới, gọi là tân mạch.
Tân mạch ở võng mạc thường dễ vỡ gây chảy máu dịch kính và võng mạc. Điều này gây ra hậu quả là người bệnh sẽ bị giảm khả năng thị lực. Nếu máu chảy ít thì sau một thời gian tân mạch có thể tự tiêu hết. Tuy nhiên, nhiều lần chảy máu sẽ để lại các sẹo xơ co kéo gây bong võng mạc và dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, tân mạch có thể phát sinh ở phần phía trước nhãn cầu (mống mắt và góc tiền phòng) gây tăng nhãn áp làm đau nhức và mù nhanh.
Biến chứng mắt ở đái tháo đường là rất nặng nề vì có thế gây mù lòa chính cho người bệnh, chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời là hết sức cần thiết. Khi có biến chứng chắp, lẹo ở mắt, người bệnh phải dùng thuốc tra mắt, vệ sinh mắt, nếu cần phải trích chắp, lẹo. Khi thể thủy tinh bị đục nhiều, có thể phẫu thuật thay thể thủy tinh nhân tạo. Khi có tổn thương ở võng mạc, cần phải dùng phương pháp chụp mạch huỳnh quang để đánh giá mức độ tổn thương và sử dụng laser quang đông võng mạc. Khi mắt đã bị xuất huyết võng mạc không tiêu được, phải phẫu thuật cắt dịch kính và cắt các màng xơ trước võng mạc. Để hỗ trợ cho phẫu thuật, người ta có thể tiêm vào nội nhãn một loại thuốc chống sinh tân mạch trước đó.
Cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc xảy ra
Thiên đầu thống
Các bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị thiên đầu thống cao gấp 1,4 lần người bình thường, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những bệnh nhân tuổi cao và có thời gian bị bệnh đái tháo đường dài. Thiên đầu thống một hoặc cả hai mắt xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên và trong phần lớn các trường hợp, dịch kính sẽ bị thoát ra ngoài. Áp lực cao sẽ chèn ép vào các mạch máu nuôi võng mạc và dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số I), hậu quả là vùng võng mạc và dây thần kinh bị phá hủy gây mất thị lực. Các bệnh nhân bị thiên đầu thống thường có triệu chứng đau đầu nhiều, đặc biệt đau dữ dội hốc mắt, đo nhãn áp thường rất cao.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là bệnh có thể gặp nhiều ở những người không bị đái tháo đường, nhất là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 1,6 lần và đục thủy tinh thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn. Đôi khi đục thủy tinh thể xuất hiện ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 1 trẻ tuổi và tiến triển rất nhanh, thường là sau 1 giai đoạn kiểm soát đường máu kém.
Đục thủy tinh thể nặng sẽ ngăn cản ánh sáng đi qua, gây giảm thị lực, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc khám và phát hiện bệnh võng mạc ở các bệnh nhân đái tháo đường vì rất khó có thể quan sát được đáy mắt và hậu phòng.
Chăm sóc mắt để tránh bị các biến chứng do đái tháo đường
Bước 1 và quan trọng nhất là luôn luôn giữ đường máu của bạn trong vùng an toàn
Bước 2: cần khống chế huyết áp của bạn thường xuyên ở mức < 130/80mmHg.
Bước 3: nếu bạn có hút thuốc lá thì phải bỏ ngay.
Bước 4: cần đi khám bác sĩ mắt thường xuyên, ít nhất là 1 lần mỗi năm. Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mắt mới có khả năng phát hiện chính xác và điều trị hiệu quả các biến chứng mắt của bạn.
Bước 5: Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay nếu thấy có một hoặc nhiều các dấu hiệu sau: nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang hai bên mà bình thường mình vẫn nhìn được và khi bạn có thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai.
Dược sĩ Hưng
EURO PEIN – SÁNG TRONG ĐÔI MẮT
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi