Ảnh hưởng của thời tiết đối với bệnh xương khớp
Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… cùng tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… chính là nguyên nhân góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp khi giao mùa.
Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi, góp phần làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp còn do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đủ, các yếu tố gây bệnh như phong – hàn – thấp cùng tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở. Trong đó hàn (hay lạnh) đóng một yếu tố quan trọng, vì vậy thời tiết lạnh và ẩm làm người bệnh đau tăng lên. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp xương.
Để khớp bớt đau
Ngoài các biện pháp bảo vệ sức khoẻ chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình, người mắc bệnh khớp cần lưu ý là khi trời lạnh, nhất là lúc thời tiết kèm mưa phùn thì phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Bệnh nhân có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ…
Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc yêu cầu của từng bệnh nhân.
Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp: điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…), phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khoẻ, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…
Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần nam giới.
Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể “sống chung” với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc “tập không đau”. Các bài tập tùy theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn.
Đặc biệt các bệnh nhân bị viêm khớp nên dùng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hồi phục các thành phần cấu tạo nên khớp, đây là giải pháp hữu hiệu và hầu như không gây tác dụng phụ.
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Quý khách có thể tìm mua sản phẩm JOINTKING tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0903 235 129 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bên cạnh việc giữ ấm cơ thể, uống các loại thuốc bổ sung sức khỏe và luyện tập, người bệnh cũng nên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị, hạn chế các cơn đau khớp như JOINTKING của Công ty Dược phẩm An Bình.
JOINTKING là thực phẩm chức năng bao gồm: Glucosamine, Chondroitin (sụn vi các mập), Curcumin, đặc biệt nó còn chứa 1 loại cao thảo dược quý hiếm Boswellia của Ấn Độ do Tập đoàn SaBinSa hàng đầu thế giới cung cấp.
– Glucosamine Sulfate (được chiết xuất từ vỏ tôm): là một dẫn xuất amin hóa của glucose, là thành phần chính của Glycosaminoglycan cấu tạo nên sụn khớp. Chính sự suy giảm tổng hợp Glycosaminoglycan là yếu tố chính gây ra thoái hóa xương khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. Việc bổ sung Glucosamine là cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và phục hồi Glycosaminoglycan ở sụn khớp, nhờ đó có thể điều trị tận gốc nguyên nhân của viêm xương khớp. Một ưu điểm nổi trội của Glucosamine là nó không có tác dụng phụ, ngay cả khi dùng lâu dài. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì Glucosamine chính là một chất được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể con người, do đó được cơ thể dung nạp dễ dàng. Cho đến nay đã có hàng loạt thử nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng của Glucosamine trong điều trị viêm xương khớp nhưng không kèm theo các tác dụng không mong muốn, đặc biệt khi so sánh với nhóm thuốc chống viêm phi Steroid và Corticosteroid.
– Chondroitin Sulfate (được chiết xuất từ sụn vi cá mập): Trong khi Glucosamine là một loại đường amin cấu tạo và hồi phục sụn, thì Chondroitin Sulfate lại tạo ra tính đàn hồi cho sụn. Chondroitin Sulfate có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp theo cơ chế ức chế các enzym elastase có vai trò phá hủy sụn và kích hoạt các enzym có vai trò xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic là chất giúp khớp hoạt động tốt. Bên cạch đó, Chondroitin Sulfate kích thích quá trình tổng hợp các proteoglucan – thành phần cơ bản tạo nên sụn nên có tác dụng tái tạo mô sụn, bảo đảm sụn vừa chắc vừa có tính đàn hồi. Vì thế thường được chỉ định dùng bổ trợ trong các chứng hư khớp và thoái hóa khớp.
– Boswelliea : Còn được gọi là nhũ hương, có tác dụng chống viêm theo cơ chế sau: ức chế chất tiền viêm 5-lipoxygenase và ngăn chặn tổng hợp leukotrien, một yếu tố trong quá trình viêm.
– Curcumin : Curcumin là tinh chất chiết từ củ nghệ vàng có nhiều tác dụng: chống ôxy hóa, chống viêm khớp, chống thoái hóa và kháng viêm. Khả năng kháng viêm có thể là do sự ngăn chặn tổng hợp sinh học của eicosanoit.
– Bioperine : là dịch chiết quả hồ tiêu đen, có chứa 95% piperine. Hồ tiêu có vị cay, tính nóng, theo y học cổ truyền có tác dụng trừ hàn, giảm đau. Hồ tiêu được dùng trong các trường hợp phong thấp, thấp khớp, viêm khớp, đau nhức. Pioperine có tác dụng làm tăng hoạt tính sinh học của các chất có hoạt tính khác, theo các nghiên cứu khoa học thì Pioperine đã làm tăng hoạt tính sinh học của Curcumin lên 2000%.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi