Theo các chuyên gia, virus Rota là tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp nặng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bệnh không chỉ gây nên tình trạng hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh và còn khiến trẻ nhỏ chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc, chậm phát triển, đặc biệt là gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Hơn nữa, loại virus siêu vi này có thể sống lâu trong môi trường và có khả năng lây nhiễm rất cao.
Vi-rút Rota tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ bị nôn ói dữ dội và tiêu chảy cấp
Xót xa vì con “miệng nôn trôn tháo”
Cả hơn tuần nay, chị Hoàng Yến (Lĩnh Nam, Hà Nội) xin nghỉ việc để ở nhà chăm con. Bé Tít mới hơn 1 tuổi và đã đi học được một thời gian vì gia đình chị bận rộn, không gửi bé được cho ai. Biết đi học sớm, con sẽ thiệt thòi nhưng chị cứ bấm bụng và tự an ủi mình rằng “Đi học sớm, con sẽ lanh lẹ, khôn sớm”. Quả nhiên, bé rất nhanh, không sợ người lạ. Thế nhưng đi kèm với điều này, là không tháng nào bé không bị ốm, bị sốt và gần đây nhất là bé bị tiêu chảy cấp nặng. Cũng giống mọi khi, khi thấy con sốt, chị Yến cứ ngỡ do bé mọc răng nên cứ cho bé đi nhà trẻ. Một ngày chị tá hỏa chạy về đón con khi cô giáo gọi điện thông báo ngoài sốt, con còn nôn mửa dữ dội, ăn vào là nôn, đi ngoài.
Đi khám chị mới biết con bị dính virus Rota. Một tuần ở nhà với con, chị lo lắng vô cùng, cứ cho bé ăn gì, bé lại nôn ra bằng hết, đi ngoài cả chục lần 1 ngày. Nhìn con xanh xao, vàng vọt, mệt mỏi, nằm li bì, chị xót xa lắm.
Cũng bị virus này tấn công là bé Nam (Minh Khai, Hà Nội). Bé nhập viện trong tình trạng sốt, tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc có màu xanh, có đờm nhớt. Mẹ bé là chị Hòa Bình chia sẻ: “Mình vô cùng bất ngờ khi bé nhiễm Rota virus. Trước đây khi con được 5 tháng tuổi, mình đã cho bé uống vaccin theo chỉ định của bác sĩ. Mình không tin được khi con uống ngừa bệnh rồi mà vẫn bị. Hiện tại, con mình tiêu chảy và nôn mửa có thể lên đến 20 lần/ngày”. Bé được bác sĩ chỉ định truyền dịch.
Tiêu chảy cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em
Biểu hiện và cách phòng tránh bệnh
Virus Rota là tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp rất nặng, người bệnh thường là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Đây là loại virus siêu vi có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh và mạnh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do không kịp thời điều trị.
Virus tồn tại rất lâu trong môi trường: ở lòng bàn tay, trên sàn nhà, các đồ vật xung quanh… Trẻ dễ dàng bị nhiễm bệnh do ăn uống phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay đơn giản chỉ vì trẻ có thói quen mút tay hay chơi đồ chơi bị nhiễm bẩn. Chỉ cần bé mút tay hoặc dùng tay bẩn quệt lên mắt, mũi là bé sẽ bị nhiễm bẩn. Giới y tế nhận định đây là căn bệnh gây mất nước nghiêm trọng ở trẻ.
Triệu chứng nhiễm bệnh: Trẻ bị nhiễm Rota virus thường sốt, buồn nôn và nôn mửa dữ dội. Sau 12 đến 24 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, từ nhẹ đến nặng. Tiêu chảy do nhiễm rota virus nguy hiểm hơn tiêu chảy thông thường bởi trẻ nhiễm rotavirus có thễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày, thậm chí 15-20 ngày. Các triệu chứng nặng nhất thường có vào ngày thứ 3-4.
Ngoài ra, tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn rất nhiều các bệnh tiêu chảy khác vì hiện chưa có thuốc đặc trị. Việc đi tiêu ra nước lỏng và nôn mửa nhiều khiến trẻ mất nước và điện giải.
Vì vậy, cơ thể trẻ bị mất nước, đa số ở mức nhẹ và vừa, có những trẻ bị mất nước nặng. Cha mẹ cần để ý đến bé, khi cơ thể bị mất nước, bé thường khát, bé bị mất nước có dấu hiệu mắt khô, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có biểu hiện thóp lõm xuống, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt,… Nếu bị mất nước nặng, bé có dấu hiệu lừ đừ, li bì, vật vã, co giật.
Nên cho trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng
Chia sẻ về cách chăm sóc bé nhiễm bệnh, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong thời gian nhiễm bệnh, cơ thể trẻ bị mất nước, việc bù nước cho trẻ vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên cho bé uống nước từ từ, các loại nước hoa quả, oresol hoặc các dung dịch bù nước điện giải được chế biến từ thức ăn: nước cháo muối, nước gạo rang, súp cà rốt.
Xử lý khi bé bị tiêu chảy là một việc làm cần thiết và vô cùng cấp bách, tuy nhiên, nhiều bà mẹ sai lầm khi sốt ruột và tự ý cho bé uống kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ gây nên những hiểm họa khôn lường. Trên thực tế có nhiều trẻ dù đã được bổ sung vaccin đúng thời điểm, song vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh này, vậy nên cha mẹ nên đề cao cảnh giác, không nên chủ quan. Khi thấy những dấu hiệu lạ ở trẻ, cha mẹ cần đưa con tới ngay bệnh viện.
Cách phòng bệnh
Nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian đầu cũng giúp bé phòng tránh được căn bệnh này. Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, nhiều kháng thể giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Cha mẹ nên cho bé ăn sạch, uống sạch. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội, không cho trẻ uống nước lã.
Việc vệ sinh tay chân, cơ thể kỹ càng là một việc làm mà ai cũng biết nhưng nhiều người lại xem nhẹ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho bé, vệ sinh đồ dùng xung quanh bé.
Tuy nhiên, cách phòng bệnh tốt cho trẻ đó là cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để uống vaccin phòng bệnh. Việc uống vaccin phòng virus rota cho trẻ trước 6 tháng là điều vô cùng cần thiết và có hiệu quả cao.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi