Theo ước tính, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 38.000 phụ nữ dưới 50 tuổi bị cơn đau tim hành hạ. Vấn đề đáng lo ngại ở đây chính là bệnh tim có thể bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác như chứng khó tiêu. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên giúp các bệnh nhân sớm nhận biết được tình trạng bệnh của mình và có hướng điều trị đúng đắn và tích cực nhất.
Ngứa ran ở cả hai cánh tay hoặc chân
Theo Nieca Goldberg, MD, giám đốc y tế của Trung tâm Tisch H. Joan cho sức khỏe phụ nữ tại NYU Langone cho biết, khi có biểu hiện ngứa râm ran ở cả hai cánh tay hoặc chân, chúng ta thường cho rằng đó là biểu hiện của dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm khớp cánh tay hoặc chân. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim nên chúng ta thường hay bỏ qua. Cách tốt nhất là nên đi khám nếu thấy bất kỳ biểu hiện ngứa râm ran nào bạn nhé.
Nôn hoặc buồn nôn
Nôn, buồn nôn, thậm chí là chán ăn là những biểu hiện liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những triệu chứng này đôi khi lại là biểu hiện của nhồi máu cơ tim. Đặc biệt khi chúng đi kèm với những biểu hiện như khó thở, toát mồ hôi và đau ngực thì bạn nên đi gặp bác sỹ để chẩn đoán chính xác nhất nhé.
Khó thở hoặc tim đập nhan
Theo các chuyên gia, cảm giác hết hơi không thở được nữa khi ngồi nghỉ hoặc khi gắng sức nhẹ có thể là biểu hiện của bệnh phổi như suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên khó thở cũng là triệu chứng của nhồi máu cơ tim và suy tim. Thỉnh thoảng người bệnh nhồi máu cơ tim không có cảm giác ép ngực hoặc đau ngực, thay vào đó là khó thở, cảm giác như vừa chạy bộ quá sức. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác bao gồm run rẩy, sợ hãi và hoảng loạn.
Đau hàm
Đau quai hàm là một trong những dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim. Cơn đau có thể chạy dọc theo quai hàm cho tới tai và khó có thể xác định là nó từ đâu đến. Đây là một trong những triệu chứng duy nhất mà nhiều bệnh nhân nhận thấy nhiều ngày hay nhiều tuần trước khi lên cơn đau tim. Theo các chuyên gia, nếu cơn đau không thay đổi, bạn có thể gặp những vấn đề về nha khoa. Tuy nhiên, nếu cơn đau xảy ra liên tục và tăng dần thì khả năng bị nhồi máu cơ tim là khá cao.
Choáng hoặc chóng mặt
Theo các chuyên gia, nhồi máu cơ tim cấp có thể gây ra chóng mặt hoặc nặng hơn nữa là bất tỉnh. Chóng mặt còn có thể do tình trạng rối loạn nhịp tim nặng gây ra. Đặc biệt khi hiện tượng chóng mặt đi kèm với tình trạng khó thở và mồ hôi lạnh thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh của mình để có phương hướng xử lý tốt nhất.
Khó chịu ở ngực
Đau ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh tim (nhồi máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ), đây là triệu chứng kinh điển của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp nhồi máu cơ tim đều gây ra đau ngực, và ngược lại đau ngực có thể do nguyên nhân từ bệnh ngoài tim, như bệnh của phổi, thành ngực, tiêu hóa…Do đó, khi đau ngực, phụ nữ thường bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng.
Đau ngực do tim thường có đặc điểm: đau thường ở giữa ngực, sau xương ức, có thể hơi lệch sang trái một ít. Nhiều khi chỉ là cảm giác nặng ở ngực giống “voi đè”, cảm giác ép khó chịu, thắt chặt hoặc đầy ở ngực.
Mệt mỏi
Đối với phụ nữ, hiện tượng mệt mỏi rất hay xảy ra nên không phải là triệu chứng hiếm gặp trong giai đoạn nhồi máu cơ tim. Theo các chuyên gia, nếu lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi thì đó có thể là dấu hiệu của suy tim. Ngoài ra, mệt mỏi còn là triệu chứng của bệnh đái tháo đường, thiếu máu, cường giáp…
Kết luận
Bệnh tim thường gây ra bởi sự tích tụ của chất béo lắng đọng còn được gọi là mảng bám trong động mạch vành. Khi mảng bám dày và cứng lại, chúng phát triển thành xơ vữa động mạch- đây là tình trạng phổ biến nhất của các bệnh lý về tim mạch. Xơ vữa động mạch có thể chặn lưu lượng máu và oxy, do đó dẫn đến hiện tượng đau tim. Ngoài những biểu hiện ở trên ra thì một số yếu tố gây ra bệnh tim mạch còn bao gồm tiền sử gia đình, huyết áp cao, lượng cholesterol cao, béo phì, hút thuốc lá, căng thẳng, ít luyện tập hoặc vận động…Do đó, để tránh các bệnh tim mạch, chúng ta cần có một lối sống lành mạnh, chăm luyện tập thể dục thể thao và tránh xa những chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi