HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Tiêu chảy cấp tính ở người lớn

    Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở người lớn

    Tiêu chảy cấp ở người lớn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:
    – Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân thường gặp nhất, thường được gọi với tên tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính. Nhiều loại vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác có thể gây ra tiêu chảy. Đôi khi các vi trùng từ thực phẩm nhiễm bệnh (ngộ độc thực phẩm) cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. Ngoài ra, virus dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần gũi, hoặc khi người bệnh chuẩn bị thức ăn cho người khác.
    – Các nguyên nhân khác không phổ biến bao gồm: uống nhiều bia, tác dụng phụ của một số loại thuốc và stress.
    – Hội chứng ruột kích thích cũng gây rối loạn chức năng tiêu hóa như tiêu chảy.
    Triệu chứng của tiêu chảy cấp
    – Các triệu chứng chính là tiêu chảy và buồn nôn. Tiêu chảy phân lỏng kèm nước, đôi khi còn xuất hiện kèm theo máu và chất nhầy.
    – Đau quặn bụng cũng là một trong những triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên hiện tượng đau có thể giảm bớt sau mỗi lần “đi ngoài”.
    – Sốt ở nhiệt độ cao, đau đầu và chân tay run.
    – Nếu hiện tượng nôn mửa xảy ra, nó thường kéo dài chỉ một ngày hoặc thậm chí lâu hơn (tùy người). Tiêu chảy thường tiếp tục sau khi người bệnh nôn xong và kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
    – Triệu chứng mất nước:
    • Tiêu chảy và nôn có thể gây ra tình trạng mất nước. Mất nước nhẹ có thể bù nước ngay sau đó, nhưng mất nước nghiêm trọng có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
    • Các triệu chứng mất nước nhẹ ở người lớn bao gồm: Mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng, nhức đầu, đau cơ bắp, mắt trũng, đi tiểu ít, miệng và lưỡi khô, suy nhược và hay cáu kỉnh.
    • Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng ở người lớn bao gồm: suy nhược, rối loạn nhịp tim, hôn mê…Cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
    Mất nước thường xảy ra ở những đối tượng như:
    • Người cao tuổi hoặc người có sức khỏe yếu.
    • Phụ nữ mang thai.
    • Người bị tiêu chảy nặng và ói mửa.

    Khi nào cần đi khám?
    Bạn nên đến các trung tâm y tế nếu có những triệu chứng sau:
    • Mất nước nghiêm trọng.
    • Nôn liên tục.
    • Tiêu chảy và nôn mửa kèm theo máu.
    • Đau bụng dữ dội.
    • Nếu bạn bị sốt cao.
    • Nếu bạn là người cao tuổi hoặc có vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn như tiểu đường, động kinh, bệnh viêm ruột và bệnh thận.
    • Nếu bạn có một hệ thống miễn dịch bị suy yếu, ví dụ, điều trị hóa trị liệu, điều trị steroid dài hạn, nhiễm HIV.
    • Nếu bạn đang mang thai.
    Biến chứng của tiêu chảy cấp
    Theo số liệu thống kê, biến chứng của tiêu chảy cấp thường xảy ra ở phụ nữ có thai và người già. Hơn nữa, những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch kém cũng là đối tượng để bệnh tiêu chảy cấp “ghé thăm”.
    Biến chứng có thể bao gồm:
    – Mất nước và muối (chất điện giải) gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Đây được xem là biến chứng thường gặp nhất. Nếu tình trạng mất nước không được điều trị kịp thời có thể gây suy thận.
    – Biến chứng phản ứng. Hiếm khi các bộ phận khác của cơ thể có thể phản ứng với nhiễm trùng xảy ra trong ruột. Điều này có thể gây ra các biến chứng như viêm khớp, viêm da, viêm mắt (viêm kết mạc hoặc viêm màng bồ đào).
    – Lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể như xương, khớp hoặc màng não bao quanh não và tủy sống. Tuy nhiên, biến chứng này hiếm khi xảy ra, nếu có xảy ra thì có nhiều khả năng là bạn bị tiêu chảy gây ra bởi nhiễm trùng vi khuẩn Salmonella spp.
    – Tiêu chảy nhiễm trung có thể biến chứng thành hội chứng ruột kích thích.
    – Không dung nạp lactose đôi khi có thể xảy ra trong một khoảng thời gian sau khi bị tiêu chảy cấp.
    – Hội chứng tăng urê máu cũng là một biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, biến chứng này hiếm khi xảy ra và thường liên quan đến tiêu chảy nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Escherichia coli.
    Điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn
    Theo các chuyên gia, tiêu chảy ở người lớn thường xảy ra trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra lâu hơn, khi đó người bệnh cần đến các trung tâm y tế để chẩn đoán, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
    Sau đây là một số phương pháp điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn:
    Uống nhiều nước
    Mục đích của việc uống nhiều nước là để ngăn chặn tình trạng mất nước. Theo các chuyên gia, cần từ 8-10 ly nước mỗi ngày để đầy lùi tình trạng tiêu chảy. Hơn nữa, các chuyên gia cũng khuyến khích sau mỗi lần tiêu chảy cần bổ sung khoảng 200ml nước.
    Chế độ ăn hợp lý
    Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp cần phải có chế độ ăn phù hợp. Nên chia nhỏ các bữa ăn ra, ăn thức ăn nhẹ, tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo. Bánh mỳ và gạo là lựa chọn đàu tiên. Đồng thời cần bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ để đẩy lùi căn bệnh “khó chịu” này.
    Phòng tiêu chảy cấp ở người lớn
    – Rửa tay thật kỹ sau đi khi vệ sinh, tốt nhất là nên sử dụng xà phòng và nước ấm.
    – Không dùng chung khăn mặt và khăn tắm.
    – Thường xuyên làm sạch nhà vệ sinh và nơi ở.
    – Nếu nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp được biết đến là (hoặc nghi ngờ là) một loại vi trùng gọi là Cryptosporidium spp., bạn không nên bơi trong bể bơi trong hai tuần sau khi chữa khỏi tiêu chảy.
    Dược sĩ Hưng

    bioking-men-tieu-hoa-song

    BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
    Xem chi tiết tại đây.

    DMCA.com Protection Status

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương