Theo các chuyên gia, phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi ngưng thuốc. Nhưng cũng có một vài trường hợp biểu hiện nặng hơn với những thương tổn như viêm nhiễm phù nề đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.
Triệu chứng của tiêu chảy do dùng kháng sinh
Đối với hầu hết các trường hợp, tiêu chảy do dùng kháng sinh thường có những triệu chứng nhẹ như:
- Đi ngoài phân lỏng
- Đi tiêu nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Ngoài ra, đối với những trường hợp bị nặng hơn bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại thì thường xuất hiện những triệu chứng sau:
- Tiêu chảy thường xuyên hơn
- Đau bụng và chuột rút
- Sốt
- Phân có chứa chất nhầy
- Phân có máu
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
Tại sao kháng sinh lại gây ra tiêu chảy
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, trong hệ tiêu hóa tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm hàng trăm chủng khác nhau. Trong các chủng vi khuẩn này, có rất nhiều chủng cộng sinh có lợi cho cơ thể (thường được gọi là vi khuẩn chí). Mặt khác, cũng có khá nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong ruột đợi lúc phát triển. Trong quá trình tồn tại song song, nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ có khả năng kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại gây bệnh.
Theo các chuyên gia, khi sử dụng kháng sinh kéo dài, một số chủng vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng, còn những chủng vi khuẩn có hại lại ít bị ảnh hưởng. Kết quả là sự cân bằng giữa hai nhóm vi khuẩn bị phá vỡ. Lúc này, nhóm vi khuẩn có hại sẽ phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa và tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, cũng như kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết và hội chứng tiêu chảy do dùng kháng sinh.
Các loại thuốc kháng sinh gây tiêu chảy
Gần như tất cả các loại thuốc kháng sinh đều có thể gây tiêu chảy, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc. Các kháng sinh phổ biến nhất gây tiêu chảy bao gồm:
- Cephalosporin, như cefixime (SUPRAX) và cefpodoxime.
- Clindamycin (Cleocin).
- Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin (Amoxil, Larotid) và ampicillin.
- Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin (Levaquin).
Yếu tố nguy cơ
Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh có thể xảy ra đối với bất kỳ ai trải qua điều trị kháng sinh. Nhưng dưới đây là một số trường hợp có nhiều nguy cơ nhất:
- Tiền sử đã bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh.
- Những người trên 65 tuổi.
- Đã từng phẫu thuật đường ruột.
- Mới được điều trị tại bệnh viện.
- Có một số bệnh như viêm đường ruột và ung thư đại tràng.
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải.
Biến chứng của bệnh
Ngoại trừ những trường hợp nhẹ, tiêu chảy sau dùng kháng sinh nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả cho bệnh nhân như:
– Mất nước. Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và chất điện (chất cần thiết như natri và kali) nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước bao gồm miệng khô, khát nước dữ dội, đi tiểu ít và mệt mỏi.
– Viêm loét và thủng ruột.
– Ngoài ra, tiêu chảy kéo dài cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon) nguyên nhân do liệt, dãn to đại tràng kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng các chất độc trong đại tràng, thẩm lậu qua thành ruột vào máu gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn cơ thể, đau bụng, sốt và thủng vỡ đại tràng.
Điều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh
Theo các bác sỹ, để điều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh trước hết phải dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Đồng thời cần bù nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan.
Ăn các loại thực phẩm mềm và dễ tiêu. Đặc biệt trong giai đoạn này nên tránh ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh cũng như các gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt và hạt tiêu….
Chú ý:
Sau khi khỏi bệnh, nên tránh dùng loại kháng sinh đã gây tiêu chảy trước đó. Khi dùng bất cứ một loại kháng sinh nào khác, nên cân nhắc kỹ theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi