Viễn thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt. Trước kia, viễn thị chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh viễn thị ngày càng gia tăng. Đây được xem là một vấn đề đáng báo động và cần có biện pháp phòng ngừa ngay lập tức.
Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn khác so với mắt chính thị. Khi bị bệnh viễn thị, các tia sáng song song sẽ hội tụ sau võng mạc. Nguyên nhân được biết có thể là do lực khúc xạ của mắt yếu hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Lúc này, người bị viễn thị nhìn kém cả ở khoảng gần cũng như khi nhìn xa. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
Viễn thị tuy ít gặp hơn cận thị nhưng lại dễ gây ra những rối loạn chức năng thị giác nặng nề hơn như lác mắt và nhược thị. Theo Viện Mắt Quốc gia, khoảng 5-10% người Mỹ mắc căn bệnh này
Nguyên nhân gây viễn thị
Có rất nhiều nguyên nhân gây viễn thị, nhưng những nguyên nhân sau đây được xem là phổ biến nhất:
- Do bẩm sinh cầu mắt ngắn.
- Do di truyền: nếu cha mẹ bị viễn thị thì con sinh ra có nhiều khả năng mắc căn bệnh này.
- Do không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống (giãn ra), lâu dần sẽ mất tính đàn hôi và mất dần khả năng phồng.
- Đối với người già thì nguyên nhân do thủy tinh thể đã bị lão hóa.
Các triệu chứng của viễn thị
Thông thường, viễn thị sẽ có những triệu chứng sau:
- Căng thẳng, mệt mỏi.
- Nhìn mờ ở khoảng cách gần.
- Nheo mắt để có thể nhìn rõ hơn.
- Đau hoặc có cảm giác nóng rát xung quanh mắt.
- Đau đầu sau khi đọc sách hoặc tập trung mắt vào một việc nào đó.
Một số trẻ em bị viễn thị sẽ phát triển thành lác nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, viễn thị ở trẻ em còn khiến quá trình học tập và vui chơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều trị viễn thị
Cách đơn giản để điều trị viễn thị đó là đeo kính mắt hoặc kính áp tròng. Những thấu kính điều chỉnh giúp thay đổi ánh sáng khi mắt tiếp xúc và giúp bạn tập trung tốt hơn.
Phẫu thuật khúc xạ cũng giúp điều trị viễn thị. Phẫu thuật LASIK sử dụng laser để thay đổi độ cong của giác mạc. LASIK dùng tia laser excimer để chỉnh lại hình dạng của giác mạc (là phần bề mặt của tròng đen), kết quả là ánh sáng qua giác mạc hội tụ tốt trên đáy mắt và cho thị lực rõ nét.
Tuy nhiên, phẫu thuật khúc xạ là không an toàn như đeo kính. Các biến chứng có thể có của phẫu thuật này bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Khô mắt
- Thấy các đốm sáng hình sao hoặc các quầng sáng khi nhìn lên bóng đèn.
- Nhìn một hóa hai hoặc ba…
Phẫu thuật khúc xạ được biết là hiếm gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng đôi khi nó còn khiến tầm nhìn bị sa sút hơn, thậm chí là mất thị lực. Do đó loại phẫu thuật này không phải ai cũng có thể sử dụng được. Cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi tiến hành nhé.
Kết luận
Viễn thị có thể ngăn chặn. Tuy nhiên, để không xảy ra tình trạng này bạn hãy chăm sóc thật tốt đôi mắt. Nếu làm việc lâu trước máy vi tính, hãy để cho mắt nghỉ ngơi theo quy tắc 20-20-20. Đó là cứ sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 20 feet (khoảng 6m). việc làm này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn tuyệt đối.
Ngoài ra, cần có một chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn và dùng các chế phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên để chăm sóc và bảo vệ mắt như: Chondroitin sulfat ( sụn vi cá mập), Bilberry extract ( chiết xuất từ quả Bilberry), Curcuminoid ( chiết xuất từ nghệ vàng), Kẽm.
Dược sĩ Hưng
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi