HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Nguyên nhân gây loãng xương

    Loãng xương là một chứng bệnh thường gặp mô tả sự “mất mát” của một khối lượng xương, trong đó các xương trở nên xốp, giòn và dễ gẫy. Thực tế, có hai loại khác nhau của xương – cả hai đều bị “mất” khối lượng xương tương ứng, nhưng tại những thời điểm khác nhau trong cuộc sống.

    Xương xốp (Xương trabecular): đề cập đến các phần bên trong của xương có chứa canxi trong cấu trúc tinh thể giống như mạng tinh thể. Theo các chuyên gia, việc bổ sung canxi trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng đối với xương trabecular. Xương trabecular rất nhạy cảm với một số kích thích tố, bao gồm estrogen, kiểm soát lượng canxi lắng đọng và thu hồi. Canxi trong xương trabecular được sử dụng khi nồng độ canxi trong máu thấp. Sau 30 tuổi, hiện tượng loãng xương bắt đầu xảy ra đối với xương trabecular.

     Estrogen đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương. Một khi người phụ nữ ở tuổi mãn kinh và nồng độ estrogen suy giảm thì bệnh loãng xương sẽ rất dễ dàng “tiếp cận”. Loãng xương sẽ tiếp diễn trong khoảng 5 năm liên tục sau thời kỳ mãn kinh và có thể làm “cạn kiệt” 3-4% tổng khối lượng xương.

     Nguyên nhân và triệu chứng

     Loãng xương có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ sau đây:

     Di truyền học

     Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tính duy truyền đóng một vai trò trong mật độ xương. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn đàn ông.

     Thời kỳ mãn kinh

     Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh rất dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp đặc biệt là loãng xương. Ngoài ra, đối với những người không sử dụng liệu pháp thay thế hormone thì nguy cơ mắc loãng xương còn cao hơn.

     Thiếu canxi

     Lượng canxi trong chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương trong cơ thể. Ngay cả sau khi khối lượng xương tối đa đã đạt được, lượng canxi tiếp tục có nhiệm vụ quan trọng đó là  giúp làm chậm quá trình loãng xương sau này trong cuộc sống.

     Sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn tốt nhất của canxi. Tuy nhiên, đối với những người không dung nạp lactose hoặc dị ứng thì đây không phải là sự lựa chọn sáng suốt. Các nguồn thực phẩm khác của canxi bao gồm: cá mòi, rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau xanh collard cùng với đậu phụ, nước trái cây tăng cường chất canxi và sữa đậu nành.

    Thiếu Vitamin D

    Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép cơ thể hấp thụ canxi. Vitamin D được tổng hợp tự nhiên trong da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nó cũng có sẵn trong sữa và bột ngũ cốc. Tuy nhiên, nhiều người không bổ sung đủ vitamin D hoặc có chế độ ăn uống nghèo nàn. Thiếu vitamin D có thể là một vấn đề lớn đối với những người cao tuổi và những người khuyết tật phải hoặc nằm liệt giường.

    Không vận động

    Theo các chuyên gia, những hoạt động cơ thể như chạy bộ, đi bộ… sẽ giúp cơ thể duy trì mật độ xương. Ngoài ra, việc hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp và xương, thậm chí làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ chấn thương do té ngã.

    Hút thuốc

    Mối quan hệ giữa loãng xương và hút thuốc lá đã được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, một khi bạn bỏ thuốc lá thì tình trạng loãng xương sẽ giảm một cách đáng kể.

    Uống rượu quá mức

    Những người uống rượu quá mức dễ bị gãy xương. Điều này có thể một phần do tác dụng lợi tiểu của rượu, gây tổn thất canxi qua nước tiểu. Rượu cũng có thể làm giảm sự hấp thu canxi từ ruột và gây ra sự thiếu hụt vitamin D và magiê – cả hai đều là quan trọng đối với sức khỏe của xương.

    Lượng natri cao

    Một số nghiên cứu đã chứng minh tác hại của chế độ ăn uống nhiều natri lên mật độ xương trong cơ thể. Do đó, việc giảm lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc loãng xương.

    Cà phê

    Tiêu thụ cà phê khoảng hơn 2 cốc mỗi ngày có thể làm tăng tình trạng loãng xương.

    Tiêu thụ protein động vật cao

    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn giàu protein động vật thực sự thúc đẩy quá trình loãng xương bằng cách lọc canxi từ xương.

    Chế độ ăn giàu chất kiềm

    Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất kiềm (chất đạm động vật và các loại ngũ cốc, ít rau và trái cây) làm tăng bài tiết nước tiểu của canxi, dẫn đến mất xương.

    Tác dụng phụ của thuốc

    Một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid và thuốc chống co giật, có thể góp phần khử khoáng xương.

    Đặc biệt các bệnh nhân bị viêm khớp hay loãng xương nên dùng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hồi phục các thành phần cấu tạo nên khớp, đây là giải pháp hữu hiệu và hầu như không gây tác dụng phụ.

     Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang