HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Còi xương - suy dinh dưỡng

    Những nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng phải đối mặt

    1/ Con bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn trẻ bình thường!



    Ðó là thiệt thòi đầu tiên mà một đứa trẻ suy dinh dưỡng phải gánh chịu. Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vitamin, trong đó có vitamin A và C, là những chất rất quan trọng với hệ thống miễn dịch. Con của bạn sẽ trở nên “mong manh” hơn trước những đợt tấn công của vi khuẩn, vi rút… Chức năng bảo vệ của da và niêm mạc cũng giảm. Ðiều này dẫn đến việc trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sởi.



    Ngoài ra, bạn phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với việc một bé suy dinh dưỡng sẽ rất dễ xuất hiện với mật độ thường xuyên các rối loạn tiêu hóa, hay bị tiêu chảy, phân sống. Trẻ cũng dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến đường hô hấp, dễ bị viêm phổi. Ðiều này nghĩa là bạn phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của trẻ, tuyệt đối không được để tình trạng bé ăn hoặc uống phải sữa để lâu. Không gian trong nhà nên giữ thật sạch sẽ, thoáng mát. Tắm gội cho trẻ thường xuyên nhưng phải luôn giữ ấm, tránh nơi gió lùa, tránh nơi nhiễm bẩn…

    2/ Con dễ bị hạ thân nhiệt hơn…



    Bạn cần biết điều này để luôn túc trực (hoặc có người thân cùng túc trực) liên tục bên bé. Trẻ suy dinh dưỡng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu không được ủ ấm kịp thời, thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh, nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn cho bạn sử dụng phương pháp Kangaroo (ôm sát trẻ trong lòng, cho da trẻ tiếp xúc liền kề với da của mẹ). Ngoài ra còn có thể sử dụng lồng ấp hiện đại, nhằm giữ cho trẻ có được nhiệt độ tối ưu. Trường hợp không quá mức nặng, trẻ không cần dùng đến lồng ấp, bạn có thể chăm sóc con bằng cách ủ ấm cho trẻ theo những phương pháp thông thường như mặc áo ấm, găng tay, vớ chân cho con, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ấm…

    uy dinh duong



    3/ Đường huyết cũng dễ bị hạ hơn!



    Trong những ngày đầu sau sinh, trẻ suy dinh dưỡng bào thai sẽ được theo dõi đường huyết liên tục mỗi 3-4 giờ, theo dõi calci huyết, công thức máu và chức năng đông máu. Bạn không nên quá lo lắng vì đây là việc phải làm. Trẻ suy dinh dưỡng từ khi mới sinh ra thường có đường huyết thấp nhưng sẽ dễ trở về bình thường sau khi được điều trị. Nên để tâm đến các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị hạ đường huyết như trẻ rên nhẹ, khóc thét, run rẩy, co giật, tím tái, ngưng thở… Ðể hạn chế điều này, bạn cần cho trẻ bú sữa càng sớm càng tốt. Nếu trẻ không bú được ngay sau khi sinh, cần vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng muỗng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ cho tiêm glucose bằng đường tĩnh mạch.

    4/ Con sẽ phát triển cân nặng, chiều cao chậm hơn trẻ bình thường!

    Bạn sẽ rất xót ruột khi phải nhìn cảnh con và một đứa trẻ cùng tuổi… một trời một vực, bé luôn ốm yếu, gầy còm, chiều cao phát triển rất chậm. Ðể cứu vãn phần nào tình thế này, bạn phải nỗ lực hết sức để cho trẻ bú sữa mẹ. Không có loại sữa ngoài nào (dù được quảng cáo bổ sung nhiều chất đến mấy) có khả năng thay thế được sữa mẹ với trẻ suy dinh dưỡng. Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, bú nhiều lần trong ngày và kể cả ban đêm. Nếu bạn làm được điều đó, tình hình của trẻ sẽ có chuyển biến tốt dần lên. Sang tháng thứ 6, bắt đầu cho trẻ ăn dặm nhưng vẫn tiếp tục duy trì việc bú sữa mẹ đến 24 tháng (2 tuổi). Bạn đừng thắc mắc sao để trẻ bú quá lâu như vậy, với trẻ suy dinh dưỡng, khẩu phần ăn lẫn lượng sữa trẻ cần phải đặc biệt giàu chất dinh dưỡng để bù đắp nhanh chóng cho con.Nhớ là bạn phải có một bảng theo dõi chi tiết phát triển cân nặng, chiều cao của con. Nếu thấy kết quả tốt, đi lên, phải tiếp tục duy trì. Nếu kết quả không khả quan hoặc tệ hơn nữa là đi xuống, phải lập tức đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa dinh dưỡng để theo dõi sát sao.5/ Con có thể chịu những di chứng về tâm thần!!

    Rất tiếc, nhưng phải nhắc để bạn lường trước điều này và nỗ lực hơn nữa trong việc bù đắp cho con. Một số trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng ở thể nhẹ, tức là cân nặng ít hơn trẻ bình thường nhưng vòng đầu vẫn không ảnh hưởng thì trách nhiệm của bạn đỡ nặng nề hơn. Chỉ cần chăm sóc tốt, sau 1-2 năm trẻ có thể nhanh chóng bắt nhịp kịp bạn bè. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ cao, dù có thể sống sót nhưng trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu chậm phát triển về thần kinh, có di chứng thần kinh. Bạn cần phối hợp với bác sĩ để kiểm tra việc này, nhằm có những cách hỗ trợ tốt nhất cho con.

    Trẻ suy dinh dưỡng bào thai chỉ được xuất viện khi đã bú mẹ được hoàn toàn, tăng cân đều 10-30g/ngày, có thân nhiệt ổn định, không xuất hiện các cơn ngưng thở, không còn phải sử dụng thuốc.
    Sau khi trẻ xuất viện, bạn cần tích cực cho trẻ bú, chăm sóc con chu đáo gấp đôi một đứa trẻ bình thường để trẻ nhanh chóng bắt kịp các bé khác.
    Dược sĩ Hưng

    CanxiKing

    CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương