Thật đáng buồn là chất làm dẻo độc hại này có rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta và bất kể người lớn hay trẻ em đều có vô vàn “cơ hội” để hấp thu chúng :
Nuốt phải
Hồi cuối năm 2010, vụ việc 17 học sinh tiểu học Singapore phải nhập viện sau ăn do có các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Tất cả đều nghĩ thủ phạm là món khoai tây hay bánh tráng miệng nhưng kết quả điều tra đã khiến các bậc phụ huynh cực kỳ ngạc nhiên: đồ chơi nhựa có hàm lượng phthalates quá cao. Nguyên do là sau khi chơi xong loại đồ chơi này, các học sinh này đã không rửa tay mà vào thẳng bàn ăn và nhón bốc nhiều món. Hậu quả là chất phthalates bám ở tay đã theo thức ăn vào cơ thể gây ngộ độc.
Và vụ việc thú nhún bị thu hồi tại Singapore mới đây vì các gia đình có con nhỏ bị tiêu chảy, nôn mửa sau khi chơi đồ chơi này là minh chứng rõ nhất cho việc hấp thụ phthalates trực tiếp qua đường tay – miệng.
Còn với trẻ nhỏ, nguy cơ lớn hơn khi đặc trưng của độ tuổi này là thích nhai và gặm bất cứ thứ gì ở trong tầm tay (ngậm nướu, đồ chơi bóp, sách tắm…). Do trẻ rất thích mút và cho mọi thứ vào miệng nên đặc biệt dễ bị nhiễm phthalates. Trong trường hợp này, phthalates sẽ vào thẳng cơ thể trẻ gây ngộ độc cấp hoặc ảnh hưởng lâu dài đến hệ thần kinh và sinh sản.
Việc cố gắng ngăn cản trẻ không cho tay vào miệng không phải là 1 giải pháp tốt bởi đó là một trong những cách giúp trẻ nhận biết về thế giới, đóng 1 vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ. Vậy nên, cách tốt hơn là cha mẹ không để những đồ vật gây hại trong tầm tay trẻ và phải chắc chắn rằng những thứ trẻ đưa vào miệng là hoàn toàn an toàn.
Còn với người lớn, phthalates sẽ vào cơ thể qua những thực phẩm, đồ uống đựng trong các bao bì có chất này.
Hấp thụ qua da
Phthalates có mặt trong nhiều sản phẩm có mùi thơm và mỹ phẩm vì chúng giúp ổn định và giữ hương thơm, làm mềm hơn. Vì thế, chúng thường có mặt trong các chất khử mùi, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa, sữa, kem, và các loại bột phấn. Hoá chất này sẽ vào cơ thể qua đường da và vào máu.
Năm 2002, Ngành y tế công cộng và môi trường Canada đã kiểm tra 72 thương hiệu, mỹ phẩm không có phthalates và phát hiện có tới ¾ sản phẩm có chất này. Còn tại Mỹ, FDA thực hiện xét nghiệm tìm phthalate ở người và phát hiện, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có nồng độ chất này trong máu cao nhất, có thể là do họ sử dụng mỹ phẩm.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Pediatrics vào tháng 2/2008, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học của Bệnh viện Washington Seattle Children của và trường Đại học Rochester nhận thấy rằng những em bé mà mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh như kem dưỡng da bé, dầu gội đầu, và bột phấn có chất phthalates trong nước tiểu nhiều hơn so với những trẻ mà mẹ của bé không sử dụng các sản phẩm này.
Tiếp xúc với phthalates cũng có thể gặp ngay cả khi nằm viện bởi nhiều thiết bị y tế, chẳng hạn như các loại ống dẫn, vỏ thuốc đều làm từ nhựa PVC (polyvinyl chloride hoặc vinyl). Do đó, năm 2002, FDA đề nghị không sử dụng túi máu, ống dẫn và các thiết bị khác có chứa DEHP phthalate trong khi điều trị cho trẻ sinh non và những phụ nữ đang mang thai bé trai. Theo đó, một vài bệnh viện nhi cũng đang giảm dần các loại dụng cụ nhựa chứa phthalate trong trăm sóc trẻ sơ sinh.
Bài viết liên quan
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Sinh lý yếu và một số giải pháp cho nam…
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Bị ợ nóng do ăn pizza