HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh sinh lý

    Bệnh rận mu (pediculosis pubis)

    Rận mu là gì?

    Có nhiều người chưa biết rõ lắm về rận mu. Rận mu là những côn trùng nhỏ bé bám vào da và tóc ở các khu vực công cộng. Rận mu (pediculosis pubis), còn được gọi là rận cua vì hình thù giống con cua, là một loại ký sinh trùng rất nhỏ, màu vàng hung, bám sát vào chân lông mu, gây ngứa nhiều ở vùng xương mu và bộ phận sinh dục, thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục với người có rận.

    Đâu là những triệu chứng của rận mu?

    Bình thường chúng ta sẽ không có triệu chứng nào của rận mu trong khoảng 5 ngày. Có người không bao giờ có triệu chứng nào cả. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng thường bao gồm:

    • Ngứa ngáy dữ dội ở bộ phận sinh dục và/ hoặc ở hậu môn
    • Sốt
    • Suy nhược
    • Cảm thấy kiệt sức
    • Khó chịu
    • Sự hiện diện của rận hoặc các túi trứng nhỏ ở các vùng lông mu

    Làm sao để biết được mình có bị rận mu hay không?

    Chúng ta thường có thể tự chẩn đoán được bệnh rận mu. Bạn cũng có thể đến các phòng khám/ bệnh viện để được hướng dẫn. Nếu bạn quan sát rận mu bằng mắt thường hoặc dưới kính lúp, chúng nhìn như những con cua nhỏ xíu. Chúng có màu xám nhạt nhưng sẽ đậm hơn khi cơ thể chúng sưng lên sau khi hút máu người. Rận mu và trứng của chúng bám vào vùng lông mu, chúng còn ký sinh khác như nách, lông mi và lông mày. Trứng của chúng màu trắng và thường được tìm thấy theo cụm nhỏ gần chân lông.

    bệnh rận mu

    bệnh rận mu

    Côn trùng gây bệnh rận mu. Ảnh: Getty imges

    Rận mu có thể được điều trị không – điều trị như thế nào?

    • Rận mu có thể điều trị. Một số nhãn hiệu thuốc phổ biến điều trị rận mu có thể tìm mua mà không cần toa là A-200, RID, và Nix và làm theo hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc. Bạn có thể phải xức thuốc khắp nơi nhiều lần.
    • Các thuốc điều trị mạnh hơn cũng được bán rộng rãi trên thị trường, hãy xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
    • Cạo lông, tắm nước nóng, hoặc các loại phương thuốc gia đình sẽ KHÔNG đem lại hiệu quả.
    • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, và trẻ sơ sinh phải sử dụng các sản phẩm điều trị được bào chế riêng cho đối tượng này.
    • Tất cả những ai đã từng tiếp cận với rận mu cần được điều trị cùng một lúc. Như vậy việc bị lây lần nữa sẽ được giảm thiểu.
    • Tất cả mùng, mền, chiếu, gối và quần áo đã từng tiếp cận với rận mu cần phải được giặt phơi hoặc sấy kĩ lưỡng, nhà cửa của bạn cũng nên được hút bụi hoặc quét dọn sách sẽ.

    Có thể đi xét nghiệm và điều trị bệnh rận mu ở đâu?

    • Thông thường, chúng ta có thể tự chẩn đoán bệnh rận mu, nhưng các nhân viên y tế cũng có thể giúp.
    • Thuốc không kê toa có thể tìm thấy ở khắp các nhà thuốc. Nếu cần đến các phương pháp chuyên sâu hơn, nhân viên y tế của bạn có thể kê toa cho thuốc mạnh hơn.

    Rận mu lây lan như thế nào?

    Rận mu rất dễ lây. Phần lớn chúng lây lan trong quan hệ tình dục. Nhưng bạn hoàn toàn có thể lây bệnh rận mu thông qua:

    • Tiếp xúc với mùng mền chiếu gối, quần áo, nội thất không được bọc, và bồn cầu vệ sinh đã có rận mu
    • Tiếp xúc cơ thể

    Làm sao để tránh bị lây rận mu?

    Rận mu rất dễ lây lan, và không có biện pháp phòng tránh. Bạn chỉ có thể hạn chế nguy cơ bằng cách hạn chế số người bạn gần gũi và quan hệ tình dục với họ. Nếu bạn tình của bạn bị rận mu, đừng quan hệ cho đến khi người ấy hoàn tất quá trình điều trị.

    Tiêu diệt rận ở vùng tam giác.

    Những đôi chân bé xíu của chúng cứ bấu chặt vào da, gây ngứa ngáy, khó chịu khắp “vùng tam giác”. Làm sao để tiêu diệt?

    Có một loại ký sinh trùng rất nhỏ bám vào da thịt bạn, ở những chỗ tế nhị nhất. Chúng ẩn náu, gây ra các cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu từ ngày này sang ngày khác. Nhiều người dù vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng cơn ngứa vẫn điên cuồng quấy phá. Loại kẻ thù này ai nghe đến cũng ngán ngẩm: rận lông mu.

    Chúng là ai? Dấu hiệu nhận diện “kẻ thù”

    Pediculosis Pubis là tên khoa học của loài rận lông mu có chiều dài chừng một đến hai milimet. Chúng là ký sinh trùng nhỏ có hình dạng và màu vàng hung hay vàng nâu giống loài cua. Rận lông mu thường trú ngụ ngay ở vùng kín của con người. Chúng bám sát vào chân lông, kiên trì trú ẩn, sinh sôi nảy nở và gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu.

    bệnh rận mu

    Không chỉ vùng kín là nơi trú ẩn an toàn của loài rận này, lông mi, lông mày và nách cũng là nơi lý tưởng cho chúng, thậm chí cả vùng đầu và lưng.

    Nam giới là đối tượng mắc bệnh rận nhiều hơn phụ nữ. Khả năng lây nhiễm càng cao nếu mặc chung quần lót, quan hệ tình dục, dùng chung chăn màn, khăn tắm, chung giường với người bị nhiễm rận.

    Bệnh nhân bị nhiễm rận lông mu không dễ phát hiện ra triệu chứng. Biểu hiện phổ biến là những cơn ngứa kéo dài hàng tháng trời.

    Ngứa ngáy cứ giày vò, đeo bám bệnh nhân. Nhiều người bị rận cắn ngứa quá nên dùng tay gãi mạnh, vùng da của họ trầy xước, xuất hiện vết đỏ nơi bị cắn. Các vết trầy xước càng tạo cơ hội cho sự thâm nhập của vi khuẩn. Bệnh nhân ít tinh ý để nhận ra điều này. Đến khi vùng bị rận cắn sưng to, nổi hạch bẹn, mề đay cũng là lúc bệnh biến chứng nặng hơn.

    Bệnh nhân bị nhiễm bệnh không những lây cho vợ mà còn cả con cái thông qua việc tiếp xúc, dùng chung khăn tắm trong sinh hoạt hàng ngày.

    Thiếu kiến thức dẫn đến tự chữa sai lầm

    Điều trị rận lông mu không khó. Thế nhưng, rất nhiều người đã tự chẩn bệnh cho mình khiến bệnh nặng hơn.

    Phương pháp cạo sạch là cần thiết khi nhiễm rận. Thế nhưng, nhiều người vì quá lo lắng nên wax liên tục.

    Theo các bác sĩ da liễu, điều này không cần thiết bởi nếu tẩy sạch lông cũng không diệt triệt để lũ rận. Đôi khi thao tác quá mạnh còn làm cho vùng da của chúng ta bị trầy xước, nhiễm trùng gây nguy hiểm gấp bội. Những vết thương hở này càng tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập.

    Chị Hoàng Thanh, ngụ tại huyện Nhà Bè, TP. HCM, lại áp dụng cách trị chấy trong dân gian để trị rận. Ngày nào chị cũng ngâm và rửa vùng kín bằng rượu trắng, rồi lấy khăn lau sạch với hy vọng rận sẽ say mà chết như chấy. Chị cũng bắt chồng làm như thế, nhưng ngứa vẫn hoàn ngứa.

    Một số trường hợp khác lại dùng muối bỏ nước nóng rồi hơ vùng kín. Cách này không cải thiện được vấn đề, còn gây tổn thương cho vùng tam giác nếu bệnh nhân dùng muối với nồng độ cao.

    Những cách để chiến thắng “kẻ thù”

    • Tốt nhất, bạn nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và dùng một loại thuốc nhất định, kiên trì đến khi dứt bệnh mới thôi.
    • Bệnh nhân có thể bôi thuốc lên những vùng nhiều lông như bẹn, nách, vùng kín. Nếu người bạn đời nhiễm rận, bạn cũng cần phải đi khám kỹ càng, điều trị cụ thể để ngăn ngừa lây nhiễm.
    • Trong quá trình điều trị rận, bệnh nhân cần được kiểm tra kỹ về bệnh giang mai, lậu. Có khả năng những bệnh này xảy ra cùng lúc, thông qua sự lấy truyền theo đường tình dục.
    • Giường, quần áo của bệnh nhân nhiễm rận cần được tẩy trùng sạch sẽ. Quần áo nên được đun sôi hoặc giặt là, sấy nóng để tẩy rận.
    • Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là bạn và chồng phải “đồng tâm hiệp lực” trong việc “diệt rận”, nếu không, kẻ thù này sẽ ở lì mãi trên cơ thể bạn và anh ấy. Muốn như thế, cả hai không nên trách cứ nhau mà lên kế hoạch cùng đến bác sĩ, nhắc nhở nhau điều trị rận đến cùng.

    Ngứa vùng kín coi chừng đã bị rận lông mu.

    Ngứa ngáy vùng kín do rất nhiều nguyên nhân và bạn cũng cần nghi ngờ tới thủ phạm là những con rận lông mu rất bé “lẩn” trong khu “rừng rậm”.

    Rận lông mu là một loại ký sinh trùng rất nhỏ, màu vàng hung, kích thước khoảng 1,5-2mm, chân có móc. Trứng rận hình bầu dục, màu bám chặt vào lông nên dù bạn có tắm rửa sạch sẽ cũng không tiệt trừ được hết rận và trứng. Rận hút máu ở vùng da mu nên gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng xương mu và bộ phận sinh dục.  Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp của da, nhất là qua quan hệ tình dục với người đã bị rận lông mu.

    Rận lông mu nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan sang tất cả các khu vực khác trên cơ thể có lông (trừ tóc) như hậu môn, lông ở vùng bụng, lông nách, lông mi, lông mày,… gây nên những thương tổn trên da, sưng hạch lymphô ở vùng bẹn.

    Ngứa ngáy ở vùng lông mu nếu gãi mạnh tay dễ gây ra các vết xước da mà nếu để lâu không điều trị có thể gây bội nhiễm dẫn đến có mủ ở vùng lông mu và tiếp tục gây viêm nhiễm nặng cho bộ phận sinh dục.

    Điều trị rận lông mu

    – Khi có rận lông mu, bạn không thể tự bắt những con rận đó hết được mà phải điều trị bằng thuốc.

    Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ, làm khô thoáng bộ phận sinh dục bạn có thể điều trị rận lông mu bằng một số loại thuốc (theo chỉ định của bác sỹ) như: Lindane 1%, Benzoate de Benzyl 25%, dung dịch Malathion 0,5%,… Nếu sau một tuần điều trị vẫn không khỏi thì bạn cần phải đi khám lại và có thể sẽ phải thay đổi loại thuốc.

    – Rận và trứng phải được tiệt trừ tại tất cả các khu vực khác trên cơ thể để ngăn ngừa tái phát.

    – Các đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, giường chiếu… cũng phải được giặt là sạch sẽ để triệt trứng và rận khỏi lây trở lại sang cơ thể.

    – Điều trị cho cả vợ và chồng nếu một người phát hiện mắc. Trong thời gian điều trị phải tránh hoàn toàn quan hệ tình dục.

    Ngoài ra, khi bị rận lông mu, bạn cũng cần nghi ngờ đến những viêm nhiễm khác vì bên cạnh việc bị lây nhiễm rận lông mu qua quan hệ tình dục bạn cũng có thể bị các nhiễm khuẩn qua đường tình dục khác, nhất là bệnh lậu. Bởi vậy, tốt nhất là bạn cần đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế.


    X9-tang-cuong-sinh-ly-nam

    X9 – SỨC MẠNH CỦA ĐÀN ÔNG

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương