Bệnh sỏi mật ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng trong những năm gần đây lại có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ 10-15 tuổi, thường là hậu quả của quá trình nhiễm giun.
Sỏi mật bao gồm sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol chứa khoảng 50-80% cholesterol, thường hình thành do sự mất cân bằng giữa muối mật, lecithin với cholesterol trong dịch mật. Loại sỏi này hay gặp ở trong gan và trong túi mật.
Sỏi sắc tố mật có màu đen hoặc nâu. Sỏi sắc tố đen chỉ chứa dưới 10% cholesterol, được hình thành do bilirubin tự do quá thừa trong dịch mật và kết tủa, thường gặp trong bệnh huyết tán, xơ gan. Sỏi sắc tố nâu được cấu tạo chủ yếu từ bilirubinat canxi, muối canxi và khoảng 10-30% cholesterol, hình thành sau quá trình nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
Bệnh sỏi mật ở trẻ em có liên quan nhiều đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun đũa. Khi giun chui lên đường mật, chúng để lại trứng hoặc những mảnh vụn cơ thể. Sắc tố mật và canxi bám vào đó tạo nên sỏi mật.
Sỏi mật có thể ở bất cứ vị trí nào trong đường dẫn mật: gan, túi mật, ống mật chủ. Ở trẻ em, sỏi thường nằm trong ống mật chủ hoặc cả ở gan và ống mật chủ. Rất hiếm thấy sỏi đơn thuần trong túi mật hoặc trong gan; chủ yếu là sỏi sắc tố nâu, ít gặp sỏi cholesterol.
Bệnh sỏi mật ở trẻ em có liên quan nhiều đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Các yếu tố nguy cơ gây sỏi mật gồm: tiền sử gia đình có người bị sỏi mật, tiền sử bản thân hay đau bụng giun, giun chui ống mật, viêm đường mật; có dị tật đường mật (u nang ống mật chủ, teo xơ đường mật…); béo phì (nhất là trẻ gái vừa béo phì vừa dậy thì sớm), khẩu phần ăn không cân đối (ăn quá nhiều chất béo hoặc quá nhiều gluxit, chất xơ). Tùy theo vị trí của sỏi mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Ở trẻ em, sỏi mật có 3 triệu chứng điển hình :
- Đau bụng từng cơn, cơn xuất hiện đột ngột, đau nhiều ở vùng hạ sườn phải, có khi lan lên bả vai hoặc ra sau lưng, có khi đau ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ và thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo.
- Sốt cao hoặc sốt vừa, sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm khuẩn đường mật.
- Vàng da tắc mật, phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu.
Một số trẻ chỉ đau và sốt, không có vàng da.
Khi trẻ bị sỏi mật, chế độ ăn nên hạn chế chất béo (nhất là đối với những trẻ béo phì) nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng, chống đau, chống nhiễm khuẩn. Nếu trẻ có những biến chứng (nhất là những biến chứng nặng như viêm phúc mạc mật, chảy máu đường mật) thì phải phẫu thuật cấp cứu.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi