HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh viêm họng mãn tính

    Họng là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cho nên viêm họng mãn tính là một bệnh thường gặp, nam mắc nhiều hơn nữ. Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.

    Viêm họng mạn tính là viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lymphô), rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính.

    Viêm họng mạn tính biểu hiện dưới ba dạng chính: Viêm họng xuất tiết, Viêm họng mạn tính quá phát hay là viêm họng hạt và Viêm họng mãn tính thể teo. Các bệnh tích có thể toả lan hoặc khu trú. Gọi là viêm họng mãn tính để phân biệt với các dạng viêm họng mạn tính khu trú trên vài phần của họng như: Viêm Amiđan, VA. Trẻ em, thanh niên, người trung niên thường bị dạng xuất tiết hay dạng hạt, còn người cao tuổi thường bị dạng teo.

    Phương pháp điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ

    I. NGUYÊN NHÂN

    1. Môi trường: Là những nguyên nhân ngoại lai rất quan trọng, như:

    – Bụi, khói, hóa chất, hơi nóng (ô nhiễm không khí ở các thành phố công nghiệp, trong các nhà máy, lò sát sinh, bếp ăn…)…

    – Những khác biệt liên tục và lớn về nhiệt độ, ẩm độ trong không khí (gây ra bởi máy điều hòa nhiệt độ…).

    2. Thói quen: Hút thuốc lá, uống rượu quá độ, thường làm việc trong những môi trường kín, nhiều khói thuốc…

    3.Những bệnh sau đây đều dễ dàng gây viêm họng mạn:

    •           Bệnh gây nghẹt mũi như dị ứng mũi xoang, viêm xoang, lạm dụng thuốc nhỏ mũi.

    •           Những bệnh tích dạng khối u chiếm chỗ trong vòm mũi họng, trong mũi như sùi vòm họng, sự tồn tại của túi Thornwald, đuôi cuốn mũi dưới quá – phát, polyp mũi buộc bệnh nhân phải thở bằng miệng.

    •           Viêm họng mạn cũng là hậu quả của bệnh viêm xoang mủ mạn tính, do mủ từ trong xoang liên tục chảy xuống họng từ cửa mũi sau.

    •           Các răng sâu là những ổ nhiễm trùng thường trực cũng là một nguyên nhân quan trọng.

    4. Những nguyên nhân khác bao gồm:

    – Rối loạn nội tiết (tình trạng mãn kinh, nhược giáp), thiếu vitamin A, những rối loạn toàn thân (suy thận, tim, tiểu đường, suy hô hấp, viêm phế quản mạn tính), cơ thể suy nhược do những bệnh mạn tính khác.

    – Gần đây, trào ngược dịch vị là một nguyên nhân quan trọng được ghi nhận. Dịch vị do nhiều lý do trào ra khỏi miệng thực quản. Niêm mạc vùng họng, hạ họng và thanh quản tổn thương vì không được cấu tạo để chịu đựng độ acid cao của dịch vị sẽ bị viêm mạn tính. Tình trạng khịt, khạc liên tục, khô họng, đắng họng lúc sáng thức dậy, ho khan kéo dài, khàn tiếng hay dễ dàng bị khàn tiếng, đau họng, nuốt vướng, cảm giác như có khối gì trong họng…đều có thể do bệnh lý trào ngược dịch vị ra ngoài thực quản gây nên. Những kiểu chữa trị “ngọn” như dùng kháng sinh, đốt hạt, cắt amiđan đều không hiệu quả, thậm chí còn làm nặng thêm tình trạng bệnh. Cần phải kiểm soát cho được sự trào ngược của dịch vị.

    – Sử dụng giọng nói không đúng cách hay lạm dụng giọng của những người hành nghề phải nói nhiều như người rao hàng, thầy giáo, kịch sĩ, ca sĩ, chính trị gia… cũng đều góp phần vào việc làm phát sinh bệnh này.

    Viêm họng mãn tĩnh

    Họng bị viêm

    II. TRIỆU CHỨNG

    1.Cơ năng

    – Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm, đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt.

    – Bệnh nhân thường phải khạc nhổ luôn, có ít nhầy quánh.

    – Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh.

    – Nuốt hơi nghẹn.

    – Tiếng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường.

    – Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

    2. Thực thể

    Tuỳ theo tổn thương, có thể thấy các thể:

    – Viêm họng mạn tính xuất tiết.

    – Niêm mạc họng đỏ, ướt, có chất xuất tiết nhầy, trong dính vào thành sau họng.

    – Khạc hay rửa hút đi thấy thành sau họng không nhẵn, có nổi vài tia máu và nang lympho nổi lên thành những hạt nề, đỏ.

    – Viêm họng mạn tính quá phát.

    – Niêm mạc họng dày và đỏ, cạnh trụ sau của amiđan niêm mạc nề dày lên làm thành trụ giả (vì vậy bệnh nhân rất nhạy cảm ở họng và rất dễ buồn nôn).

    – Thành sau họng có các nang lympho phát triển mạnh, quá sản dầy thành những đám nề, màu hồng hay đỏ lồi cao hơn thường gọi đó là viêm họng hạt.

    – Màn hầu và lưỡi gà cũng trở nên dầy, eo họng bị hẹp.

    – Niêm mạc loa vòi Eustachi cũng quá sản (bệnh nhân thấy ù tai).

    – Mép sau của thanh quản bị dầy (nên bệnh nhân ho, khàn tiếng, xuất tiết nhiều).

    – Viêm họng mạn tính teo: quá phát lâu ngày chuyển sang teo.

    – Tuyến nhầy và nang lympho xơ hoá.

    – Niêm mạc trở lên nhẵn mỏng, trắng bệch có mạch máu nhỏ.

    – Eo họng rộng ra.

    – Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc (bệnh nhân phải đằng hắng hoặc ho luôn).

    bệnh viêm họng mãn tính

    Viêm họng mãn tính

    III. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

    – Viêm họng mạn tính khi loại trừ được các yếu tố nguyên nhân cũng có thể khỏi được. Thường các viêm họng mạn tính sẽ lần lượt qua các giai đoạn xuất tiết, quá phát và teo nếu để kéo dài không điều trị. Suy yếu niêm mạc đường thở do các bụi hoá chất cũng trở thành viêm họng teo.

    – Viêm họng mạn tính cũng thường đưa đến viêm thanh quản mạn tính, viêm thanh-khí phế quản mạn tính… hoặc các đợt viêm cấp như viêm amiđan cấp tính, áp xe amiđan…

    – Gây nên suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải luôn khạc nhổ, nhất là ban đêm.

    IV. ĐIỀU TRỊ

    1. Điều trị nguyên nhân

    – Giải quyết các ổ viêm tiềm tàng ở mũi, xoang (viêm xoang sau), viêm amiđan.

    – Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hoá cuốn mũi dưới…

    – Loại bỏ các kích thích như: bụi, hoá chất, thuốc lá, rượu…

    – Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

    2. Điều trị tại chỗ

    Giai đoạn xuất tiết

    •           Súc họng bằng dung dịch kiềm như: BBM, nước muối nhạt…

    •           Bôi và chấm họng

    •           Khí dung họng

    •           Nếu có nhiều nhầy dính ở thành sau họng thì rửa bằng dung dịch.

    •           Giai đoạn quá phát: đốt điện nóng, cao tần hoặc đốt bằng nitơ lỏng hay laser CO¬2.

    Giai đoạn teo

    •           Bôi Glyxêrin iôt 0,5% hoặc mỡ thuỷ ngân 1%.

    V. PHÒNG BỆNH

    •           Đeo khẩu trang bảo hộ khi tiếp xúc với bụi và hoá chất.

    •           Súc họng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối.

    •           Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D,  uống nươc suối, nước khoáng.

    Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng, đường hô hấp cho trẻ nhỏ tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội