Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh chủ yếu ở chó, mèo lây sang người qua vết cắn. Ngoài ra có trường hợp bệnh dại lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hoặc bị người bệnh cắn.
LÀM GÌ KHI BỊ CHÓ DẠI CẮN?
– Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy.
– Hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.
– Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ đi lui cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình.
Nếu thấy chó vẫn hung năng không chịu buông tha thì:
- Cúi xuống nhặt đá, dép hoặc tháo giầy để phòng bị. Động tác này có thể khiến con chó sợ mà bỏ chạy.
- Nếu con chó nhảy xổ vào mình, hãy ném đá, dép, áo khoác, ví, xe đạp, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể.
- Nếu bạn bị ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người lại, dùng hay tay che tai và nằm im. Cố gắng không hét hoặc lăn lộn.
KHI ĐÃ BỊ CHÓ CẮN
– Cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.
– Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay. Chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập.
– Trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vắc-xin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm vắc-xin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vắc-xin.
TIÊM HUYẾT THANH HAY VẮC-XIN
– Trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại cắn hoặc chó đang lên cơn dại: Có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ và có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu. Phải tiêm đồng thời cả vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại
– Những trường hợp sau phải Tiêm ngay vắc-xin sau khi bị chó cắn như:
- Có vết cắn nhẹ.
- Xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó.
- Vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn.
- Con chó đang bị ốm.
– Sau khi bị chó cắn mà đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn chỉ tiêm vắc-xin (vì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng).
– Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại cũng cần phải tiêm vắc-xin phòng dại để bảo đảm an toàn.
– Khi tiêm vắc-xin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vắc-xin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Vắc-xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.
Người bị chó cắn
NHẬN BIẾT CHÓ DẠI
Chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi