HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Bệnh thiếu máu chân mạn tính do xơ vữa

    Đi đứng là một hoạt động cơ bản của con người. Bệnh thiếu máu chân mạn tính hay còn gọi là bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là một nguyên nhân thường gặp gây mất chức năng đi đứng của bệnh nhân. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến chân, bệnh này còn ảnh hưởng đến toàn thân, gây ra biến chứng và tử vong.

    1. Bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là gì?
    Bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính chi dưới là một bệnh thường gặp trong phẫu thuật mạch máu, một chuyên khoa điều trị về bệnh của động mạch và tĩnh mạch. Bệnh này chiếm khoảng 7%  ở người có độ tuổi 60-69 tuổi, 12,5% ở độ tuổi 70-79 tuổi và chiếm trên 23% ở độ tuổi trên 80.
    Có một số nguyên nhân, tuy nhiên, hẹp và tắc nghẽn do các mảng xơ vữa là nguyên nhân thường gặp nhất. Có thể ví các động mạch tương tự  như một hệ thống các ống kích thước khác nhau, dẫn máu từ tim đến nuôi các cơ quan và chi dưới kể từ mông cho đến các ngón chân. Khi tắc động mạch, lượng máu đến nuôi chân giảm đi, đến một mức độ nào đó sẽ  gây tình trạng thiếu máu nuôi chân ở các mức độ khác nhau.
     Động mạch bị tắc
     Hình chup động mạch bị tắc
    2. Những đối tượng nào thường mắc bệnh này?
    Những người lớn tuổi, hút thuốc lá, có bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, sống ít vận động và trong gia đình có người bệnh xơ mỡ là đối tượng dễ mắc bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính.
    3. Bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính thường biểu hiện như thế nào?
    Bệnh sẽ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau.
    – Giai đoạn sớm (giai đoạn 1) thường không có triệu chứng.
    – Giai đoạn 2: Biểu hiện bằng đau cách hồi, đây là hiện tượng đau xuất hiện ở cẳng chân hoặc ở mông khi bệnh nhân đi được một đoạn đường, buộc bệnh nhân phải đứng lại nghỉ vài phút mới có thể đi lại tiếp, đi tiếp một khoảng cách giống như vậy, đau lại xuất hiện. Đây là một dấu hiệu rất thường gặp của bệnh. Đoạn đường bệnh nhân đi được trước khi xuất hiện đau ngắn hay dài tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu khoảng cách đi được nhỏ hơn 200 mét thì được gọi là đau cách hồi nặng.
    – Giai đoạn 3: Biểu hiện đau liên tục lúc nghỉ, nhất là về khuya, và đau nhiều ở các ngón chân và bàn chân. Bệnh nhân thường mất ngủ hoặc là ngủ với tư thế chân buông thỏng ngoài gường vì ở tư thế này sẽ đỡ đau hơn.
    – Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng nhất (giai đoạn 4), các ngón chân hoặc bàn chân sẽ hoại tử hoặc loét không lành được.
    Giai đoạn 3 và 4 được gọi là giai đoạn thiếu máu chân nguy kịch, biểu hiện của một tình trạng bệnh tắc động mạch rất nặng, với nguy cơ cắt cụt chi cao nếu không điều trị kịp thời.
     Bị hoại tử ở ngón cái
    Hoại tử ở ngón cái
    4. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng, nguy cơ của bệnh này là gì?
    Nguy cơ của bệnh bao gồm tại chỗ và toàn thân. Nguy cơ tại chỗ là nguy cơ cắt cụt chân do hoại tử. Bên cạnh đó, vì xơ vữa mạch là một bệnh hệ thống nên ngoài động mạch chi dưới bị tắc, tất cả các mạch máu khác trong cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là động mạch nuôi tim (nhồi máu cơ tim), động mạch nuôi não (gây tai biến mạch máu não), động mạch thận (gây suy thận, tăng huyết áp)…Các biến chứng này có thể gây tử vong.
    5. Các phương tiện chẩn đoán nào cần thiết để chẩn đoán bệnh?
    Với việc hỏi bệnh và bắt mạch, trong đa số trường hợp có thể chẩn đoán được bệnh. Tuy nhiên, cần phải làm thêm siêu âm Doppler và chụp hình mạch máu để có thể đánh giá chính xác mức độ bệnh và có một cách điều trị hợp lý.
    6. Bệnh này được điều trị như thế nào? Sự khác nhau của các phương pháp điều trị?
    Tùy theo giai đoạn bệnh, có thể điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.
    – Trong giai đoạn sớm có thể điều trị nội khoa nhằm điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như
    • Bỏ hút thuốc,
    • Đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày,
    • Thay đổi lối sống,
    • Điều trị tốt các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đi kèm,
    • Kết hợp với uống thuốc ức chế kết tập tiểu cầu , thuốc giảm mỡ máu nhóm statine và thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển.
    – Trong giai đoạn nặng từ giai đoạn đau cách hồi với khoảng cách đi được dưới 200 mét thì cần phải phẫu thuật.
    Có 02 phương pháp phẫu thuật: can thiệp nội mạch hoặc mổ hở.
            Phương pháp can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau, đơn giản nhất. Được thực hiện bằng cách chích vào động mạch đùi sau khi gây tê tại chỗ, qua đó luồn một dây ở đầu có bóng nong, đưa bóng đến đoạn động mạch bị hẹp và nong, sau đó có thể đặt vào vị trí vừa nong một stent, có tác dụng như một ống đỡ, giúp cho động mạch không bị hẹp lại. Tuy nhiên hạn chế của  phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp tình trạng tắc động mạch không quá lan rộng và giá thành điều trị cao hơn.
           Trong trường hợp tắc động mạch nhiều nơi, tắc trên đoạn dài, phức tạp, phẫu thuật bắc cầu động mạch là phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cho kết quả dài hạn tốt. Tuy nhiên đây là phẫu thuật nặng và kéo dài.
    (Theo BV Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh)

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội