HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Nguyên nhân và cách phòng bệnh nhiệt miệng

    I. NGUYÊN NHÂN

    117-102

    • Có thể là do một số nguyên nhân như:
    • Vệ sinh răng miệng kém
    • Thiếu hụt protein trong chế độ ăn,
    • Răng giả không vừa hoặc bỏng miệng do ăn phải đồ ăn
    • Thức uống nóng hay do những nguyên nhân ảnh hưởng tới cả cơ thể như thuốc, phản ứng viêm, xạ trị hoặc viêm nhiễm.
    • Do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài…
    •  Có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, răng giả không vừa, vệ sinh răng miệng kém,…
    • Do những sang chấn từ bên ngoài
    • Do nhiễm vi khuẩn, virut
    • Do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…)
    • Hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai.
    • Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
    II. TRIỆU CHỨNG
    Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
    Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
    – Đầu tiên xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
    – Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi…
    – Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi.
    – Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
    Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.
    III. CHỮA TRỊ
    Thông thường những loại viêm loét nhẹ
    Chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.
    Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” từ bên trong miệng.
    Sau một tuần mà không thấy tình trạng nhiệt miệng giảm, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
    Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều:
    Cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
    Bị nhiễm trùng nặng như:
    • Áp xe vùng miệng sâu
    • Viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng
    Cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
    Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu.
    IV. CÁCH PHÒNG NGỪA
    • Uống nhiều nước
    • Hạn chế ăn các đồ ăn có chứa gia vị cay, nóng như (ớt, tiêu, gừng…). Ăn nhạt. Hạn chế ăn các thực phẩm có tính nhiệt
    • Hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress.
    Dưới đây là một số cách tự nhiên giúp chữa khỏi nhiệt miệng.
    1. Trà xanh làm giảm nhiệt miệng
    Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
     Trà xanh giảm nhiệt miệng
    Trà xanh giảm nhiệt miệng
    2. Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa  được nhiệt miệng.
    3. Ăn sữa chua: Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.
    4. Súc miệng bằng nước thảo mộc tự nhiên: Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.
    5. Tỏi và đu đủ: Đắp trực tiếp những vị thuốc tự nhiên này lên chỗ viêm giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét
    6. Bổ sung các vitamin: Bổ sung thêm vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương.

    1Z0-481

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang