HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh gan mật

    Bệnh xơ gan cổ trướng

    Dịch cổ trướng có thể có nhiều nguồn gốc chẳng hạn như do bệnh gan, do ung thư, suy tim xung huyết, hoặc suy thận.

    I. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

    – Bụng trướng to, cứng, da bụng bóng chính là biểu hiện, triệu chứng xơ gan cổ trướng.

    – Bình thường khoang màng bụng giữa lá thành và lá tạng là một khoang ảo không có nước, nếu có chăng chỉ là một ít chất nhầy bôi trơn không đáng kể.

    – Khi giữa lá thành lá tạng của màng bụng xuất hiện một lượng dịch (ít hoặc nhiều) gọi là tràn dịch màng bụng hay Cổ trướng.

    Người mắc bệnh xơ gan cổ trướng

    Biểu hiện của bệnh sơ gan cổ trướng

    II. NGUYÊN NHÂN

    Nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng (Cổ trướng) chia thành 2 nhóm lớn:

    –  Nguyên nhân gây cổ trướng  dịch tiết (lao màng bụng, K, viêm …)

    –  Nguyên nhân gây cổ trướng dịch thấm (xơ gan, suy thận, tim, suy dinh dưỡng)

    III. XƠ GAN CỔ TRƯỚNG DO XƠ GAN

    Cơ chế hình thành cổ trướng trong bệnh gan

    1. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm protide huyết tương:

    Từ năm 1856 Starling đã phát hiện được một điều quan trọng là: Sở dĩ nước luôn giữ trong lòng mạch, không bị thoát qua thành mạch ra ngoài vì: có sự cân bằng giữa hai yếu tố (áp lực mao mạch và áp lực keo) cụ thể là:

    –  Áp lực mao mạch có xu hướng đẩy nước và các chất ra khỏi mao mạch.

    –  Áp lực thẩm thấu chủ yếu là keo của protide (anbumin) có xu hướng giữ nước và các chất ở lại trong lòng mao mạch.

    Ở người xơ gan (giai đoạn muộn) hai yếu tố nêu trên mất sự cân bằng: áp lực mao mạch tăng (do áp lực của tĩnh mạch gánh) nên nước và các chất bị đẩy ra khỏi lòng mạch, đồng thời áp lực thẩm thấu giảm vì anbumin huyết tương giảm (do suy gan không tổng hợp đủ) nên không giữ được nước, các chất trong lòng mạch. Nước và các chất thoát ra vào khoang màng bụng hình thành Cổ trướng.

    Tuy nhiên có trường hợp có tăng áp lực tĩnh mạch gánh, có giảm anbumin huyết thanh nhưng không hình thành Cổ trướng. Như vậy việc hình thành cổ trướng còn có những cơ chế khác nữa.

    2. Sự cản trở tuần hoàn sau xoang:

    Nếu tắc hoặc chèn ép tĩnh mạch trước xoang chủ yếu gây lách to, ít khi có dịch Cổ trướng. Ngược lại có khi cản trở tuần hoàn sau xoang thì xuất hiện cổ trướng với các mức độ khác nhau. Trong bệnh xơ gan các tĩnh mạch gan bị chèn ép bởi các u cục tân tạo – sự tăng sinh hoặc phình ra của các tế bào Kupffer. Áp lực xoang tăng làm rỉ dịch ra xung quanh. Hệ thống bạch mạch giãn to (cũng gây chèn ép tĩnh mạch gan) nhằm dẫn đi lượng dịch rỉ này. Nhưng đến một lúc nào đó lượng dịch vượt quá khả năng dẫn lưu của nó thì dịch rỉ từ mặt gan chảy thẳng vào ổ bụng góp phần tạo nên Cổ trướng. Về mặt tổ chức học lớp tế bào lót màng trong của xoang gan có cấu trúc không liên tục khi có tăng áp lực xoang dịch rỉ càng dễ dàng chảy thẳng vào ổ bụng.

    3. Vai trò của thận và các hormon:

    Thận có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hoà nước và điện giải của cơ thể. Khi bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của thận:

    +  Dịch cổ trướng nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng gây ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận:

    –  Nước cổ trướng ép làm tăng áp lực tĩnh mạch thận. Áp lực tĩnh mạch thận tăng tạo nên một đối áp làm cản trở tuần hoàn trong thận làm mức lọc của cầu thận giảm.

    –  Áp lực ổ bụng tăng tác động lên chính bản thân thận làm rối loạn tuần hoàn vỏ thận, làm ảnh hưởng tới hoạt tính của renin huyết tương.

    –  Áp lực ổ bụng tăng còn ép vào niệu quản cản trở vai trò dẫn nước tiểu của nó.

    –  Lưu lượng máu qua thận giảm nên mức lọc Na giảm. Na giữ lại trong cơ thể sẽ giữ nước gây phù, Cổ trướng.

    +  Vai trò của hormon: Aldosterol tăng làm cho tái hấp thu Na ở ống lượn xa và tăng thải kali. Sự tăng aldosteron ở người xơ gan theo 2 cơ chế sau:

    –  Gan xơ nên chức năng hủy aldosteron giảm nên làm cho nồng độ al osteron tăng cao.

    –  Trong xơ gan thể tích máu lưu thông giảm kích thích các thụ cảm thể tích làm vỏ thượng thận tăng sản xuất aldosteron.

    +  Ống lượn gần tăng tái hấp thu Natri theo một cơ chế mà người ta chưa biết rõ (làm tăng ngưỡng hoặc giảm hormon bài xuất Natri. Cũng có tác giả đề cập tới vai trò của renin prostaglandin và các cathecolamin tham gia vào các vòng xoắn này)

    Vậy ở người xơ gan bị nước ứ lại gây phù, cổ trướng do hấp thu quá nhiều Natri, áp lực thẩm thấu tăng kích thích các thụ cảm thể làm tăng sản xuất ADH (Anti Diuretique Hormon) của thùy sau tuyến yên. Nước tăng tái hấp thu ở ống thận và ứ lại trong các mô do sự cân bằng thẩm thấu chưa được hồi phục. Nước thoát từ lòng mạch vào ổ bụng làm giảm thể tích máu kích thích thụ cảm thể tích làm tăng sản xuất Aldosteron và giữ Na phát sinh vòng xoắn bệnh lý duy trì sự giữ nước ngoài mạch nhưng lại thiếu dịch trong lòng mạch.

    + Tình trạng suy thận chức năng ở người xơ gan: Gan xơ ngăn cản lưu thông máu trở về một phần không nhỏ máu bị ứ lại trong các cơ quan ổ bụng và chảy máu vào các đường nối thông ở cửa – chủ, làm hệ thống này giãn ra rất nhanh, nhiều. Mặc dù thể tích máu chung có tăng lên để bù, xong vẫn không đủ làm đầy thể tích mạch còn lại. Trong khi đó suy gan làm albumin giảm kết hợp với áp lực tĩnh mạch cửa tăng làm cho nước thoát ra gây cổ trướng và làm giảm lượng máu lưu thông giảm làm cho máu tới thận giảm nên mức lọc cầu thận giảm thận phải tăng giữ Na, tăng giữ nước, tăng thải kali…Kết quả chức năng thận bị suy.

    4. Một vài yếu tố khác:

    –  Màng bụng bình thường giữ vai trò chủ động điều khiển sự chuyển dịch giữa mao mạch và màng bụng, ở người xơ gan cổ trướng khả năng này bị giảm rõ rệt.

    –  Khi có cổ trướng áp lực cổ trướng tăng dần tới làm tăng áp lực lồng ngực cản trở dòng máu về nhĩ phải, cuối cùng dẫn tới ứ máu ngoại vi.

    –  Người bệnh cổ trướng giảm khả năng ăn uống và tiêu hóa rất nhiều họ sợ ăn và sẽ bị tăng cảm giác đầy tức khó chịu, chậm tiêu, khó thở. Cổ trướng còn làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột.

    Nói khái quát: Cổ trướng biểu hiện một tình trạng thái quá nước và muối ứ lại trong cơ thể. Bắt đầu từ dịch trong lòng các tĩnh mạch nội tạng dẫn tới tăng TALTMC và hậu quả là giảm thể tích máu lưu thông. Sự giảm thể tích dịch lưu thông trong lòng mạch dẫn đến thận phản ứng bằng cách tăng cường dữ muối và nước.

    Những nguyên nhân thường gặp theo y học hiện đại là:

    • Viêm gan do vi rút.
    • Nhiễm bệnh hấp huyết trùng.
    • Dinh dưỡng kém và nghiện rượu.
    • Nhiễm độc hóa chất như Thạch tín… Hoặc do tắc mật kéo dài gây xơ gan, thường rất ít gặp.

    IV. TRIỆU CHỨNG

    Xơ gan là một bệnh mãn tính toàn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan, hình thành các cục tại mô gan. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là chức năng gan giảm và một loạt triệu chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

    –  Giai đoạn bắt đầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủ yếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thể không to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thể khám kỹ phát hiện điểm ứ huyết, mạch sao mà xác định bệnh (có khả năng chữa xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu khỏi rứt điểm là rất cao).

    –  Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.

    –  Giai đoạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan..

    Giải đáp vấn đề chữa xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu:

    – Xơ gan cổ trướng chữa khỏi không?

    Trên lâm sàng, triệu chứng của xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu không rõ ràng , nếu sớm áp dụng điều trị khoa học thì xơ gan cổ trướng có thể đẩy lui.

    Còn về có chữa khỏi được không, tốt nhất nên đến các cơ sở chính quy kiểm tra sau đó điều trị.

    – Xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu có nghiêm trọng không?

    Xơ gan cổ trướng thường là ở xơ gan, khi bệnh nhân mắc xơ gan chức năng gan suy giảm dẫn đến chứng cao áp tĩnh mạch cửa, rồi dẫn đến lá lách to. Từ đó không hấp thụ được protein và vitamin mà còn đào thải protein hình thành phù thũng, thông thường triệu chứng xơ gan cổ trướng giai đoạn đầu không rõ ràng, nhưng khi bệnh nhân phát triển thành giai đoạn cuối điều trị lúc này rất phức tạp.

    Dược sĩ Hưng


    giai-doc-gan-an-binh

    Giải Độc Gan An Bình

    Gan tốt – Sức khỏe tốt

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang