Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị stress, thậm chí stress quá mức mà bạn không hay biết.
1. Cơ thể mệt mỏi rã rời
Sự căng thẳng, mệt mỏi về thể chất hay tinh thần, cảm xúc đều tiêu tốn năng lượng của bạn. Khi stress, hệ miễn dịch của bạn phản ứng theo cùng cách mà nó chiến đấu với những sự nhiễm trùng. Điều này có thể làm bạn thấy cơ thể rã rời, có thể còn sốt, đòi hỏi bạn sống chậm lại và nghỉ ngơi, giống như những gì bạn cần làm khi bạn bị cảm, bị sốt. Sự lo lắng, căng thẳng cũng có thể làm bạn mất ngủ. Khi ngủ, bạn lại dễ bị tỉnh giữa chừng và khó ngủ lại nữa.
2. Cảm giác buồn nôn, ói mửa
Căng thẳng và lo lắng có thể kích hoạt cơn buồn nôn và gây ra triệu chứng ói mửa, thường bắt đầu vào cùng thời điểm trong mọi ngày.
3. Trí nhớ suy giảm
Những hormone được sản sinh ra do những trải nghiệm stress nặng có thể làm giảm trí nhớ ngắn hạn của bạn. Những tác động này thường là nhất thời và dần dần sẽ hết. Nhưng stress kéo dài có thể gây ra sự giảm trí nhớ tương tự nhưng lâu dài hơn, vì nó thay đổi kết cấu các tế bào thần kinh và sự kết nối của chúng với não.
4. Rụng tóc
Có nhiều lý do gây rụng tóc, trong đó stress là một nguyên nhân. Thường thì người ta khó nhận ra mối liên hệ này, bởi hiện tượng rụng tóc xảy ra muộn vài tháng sau sự kiện căng thẳng. Tuy nhiên, đa số trục trặc này sẽ tự hết sau khi cơn stress chấm dứt.
5. Lợi đau, chảy máu
Sự căng thẳng làm hệ miễn dịch của bạn yếu đi, khiến vi khuẩn trong miệng khoẻ lên, dễ gây viêm lợi.
6. Hệ miễn dịch có dấu hiệu suy yếu
Có lẽ ảnh hưởng dễ thấy nhất mà stress gây ra là hệ miễn dịch của bạn yếu đi. Đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc bệnh hơn, và mắc bệnh thường cũng lâu khỏi hơn.
7. Phát ban, nổi mẩn đỏ
Các bác sỹ cho biết "Ở người trưởng thành, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc nổi mẩn đỏ, ngứa phát ban" . Đó là sự lo lắng thúc đẩy một đợt những sự kiện liên quan đến hệ miễn dịch, có thể dẫn tới việc tạo ra hợp chất histamine gây mẩn đỏ.
8. Gặp những giấc mơ kì quái
Khi đầu óc bạn bị "quá tải" bởi những lo lắng, căng thẳng và không biết "xử lý" thế nào, những giấc mơ kỳ quái, xấu xí chính là cách mà bộ não "tìm cách vượt qua" những trải nghiệm stress. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, áp lực stress khiến bạn ngủ không sâu và luôn trong tình trạng nửa ngủ nửa thức, thậm chí gặp ác mộng.
Hãy tham khảo những cách sau đây để biết cách giảm stress, nhanh chóng lấy lại tinh thần vui vẻ, trạng thái vui tươi để kéo dài sử trẻ trung, tươi tắn của bạn nhé
1. Ăn uống điều độ
Sức khoẻ sẽ giảm sút khi bạn ngày càng phải chịu nhiều áp lực công việc. Vì vậy, ăn uống điều độ 3 bữa một ngày là rất cần thiết.
2. Vận động thường xuyên
Thể dục thường xuyên, điều độ sẽ làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn. Mặc dù rèn luyện thân thể đều đặn hằng ngày nhưng chúng ta cũng nên có những hoạt động khác như đi dạo, aerobics, bơi, đi xe đạp và chạy bộ khoảng 20 phút, ít nhất 3 lần/ tuần.
3. Hít thở
Học cách thở đều và sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn. Đây là một trong những cách giảm stress tốt nhất. Thở sâu sẽ giúp bạn tránh được khả năng bị stress. Nếu bạn muốn học cách thở đúng, tốt nhất là nhờ bác sĩ hướng dẫn cho. Cách này rất tốt cho những người phiền muộn, hay lo lắng.
4. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Tạm dừng công việc và thả lỏng cả tâm hồn và cơ thể trong không gian yên tĩnh. Hãy tuân theo đòi hỏi nghỉ ngơi của cơ thể để tinh thần sảng khoái thay vì phải kiềm chế, làm tăng thêm sự căng thẳng hay thất vọng về công việc.
5. Tìm cho mình một sở thích
Hãy tự tìm những nét đặc biệt, sự hài lòng hay tính hài hước trong con người mình và những người bạn để tạo ra những sở thích hay thú vui trong cuộc sống. Bạn sẽ thấy chúng làm giảm căng thẳng đi rất nhiều.
6. Sống hòa đồng
Cố gắng trở thành một thành phần không thể thiếu đối với gia đình, bạn bè và xã hội. Hạnh phúc và lợi ích luôn đến từ những mối quan hệ tốt đó và nên dành thời gian để phát triển chúng.
7. Hạn chế những thói quen xấu
Một cốc bia với thịt nướng có thể giúp bạn thư giãn hay một lượng lớn rượu trong một dịp đặc biệt nào đó không bao giờ khiến bạn bị stress. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn 24 lần mức cho phép trong một tuần, bạn sẽ không chỉ gây những rắc rối tức thì cho thể trạng và tinh thần mà còn để lại hậu quả nặng nề, lâu dài.
8. Học cách bình tĩnh trong mọi tình huống
Cách cư xử của một người phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và khả năng kiềm chế của bản thân. Sẽ không có lợi khi trạng thái tinh thần không được tốt.
Stress là hiện tượng thường gặp trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nếu áp dụng tổng hợp những cách trên sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua trạng thái này.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi
Trước kia mình bị stress vì áp lực trong cs và ngủ rất hay bị bóng đè, đặc biệt là ban đêm khi đi ngủ muộn, còn hay bị mất ngủ nữa. sau nay mình tìm được một phương pháp rèn luyện tinh thần rất hay áp dụng ngay trong cs hàng ngày nên không khó vì nó thực tế nên dễ hiểu. nếu bạn nào cũng gặp tình trạng như mình hay muốn tìm một phương pháp để rèn luyện tinh thần thoải mái hay cách kiểm soát bản thân tốt hơn thì hãy ll vs mình theo số 0902 71 80 40 mình sẽ chia sẽ vs các bạn như vậy sẽ dễ hơn. mình ở quận 7
hoàn toàn không mất tiền hay phải uống thuốc j hết các bạn ạ. bây jo mình thấy cs rất là hạnh phúc nên rất muốn chia sẽ vs các bạn vì mình hiểu tâm lý của bạn nào gặp tình trạng này. hạnh phúc lớn nhất của cs là giúp được mọi người có 1 cs hạnh phúc. http://goo.gl/RvCnLT