Bệnh quai bị có thể xảy ra vào bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên 2 đỉnh dịch lớn nhất có thể xảy ra vào mùa Xuân và mùa Hạ. Đặc biệt, vào lúc giao mùa chuyển từ Xuân sang Hạ, khi tiết trời vừa nóng, vừa ẩm, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện phát tán các loại vi rút, mầm bệnh như quai bị. Người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị mắc quai bị, tuy nhiên độ tuổi thường mắc nhiều nhất là từ 5 – 15 tuổi.
Triệu chứng của bệnh thường là sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Bệnh tuy lành tính những cũng có khả năng gây nhiều biến chứng. Ở người tuy ít gặp nhưng khi mắc bệnh lại gây nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Các biến chứng thường gặp như: viêm tụy, viêm thần kinh, viêm cơ tim, viêm buồng trứng, viêm tinh hoàn.
Quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới thì sao, bệnh có ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản và gây ra vô sinh hay không?
Đối với chị em phụ nữ, khi bị quai bị nếu kiêng khem không đúng cách cũng có thể gây biến chứng đến các cơ quan sinh sản như viêm buồng trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới khi mắc quai bị rất nhiều. Do đặc điểm cấu tạo của tế bào trứng khác với tế bào tuyến ở mang tai.
Trong khi ở nam giới sau tuổi dậy thì nếu bị quai bị có tỷ lệ khoảng 20 – 35% bị viêm tinh hoàn thì tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 7%. Và nếu một người phụ nữ đã bị viêm buồng trứng do quai bị thì ảnh hưởng của nó đến việc sinh sản ít đi. Vì lúc bấy giờ vi rút tấn công vào buồng trứng và các tế bào tiết dịch không ăn vào các tế bào sản xuất trứng nữa. Ở nam giới nếu đã bị biến chứng viêm cả hai tinh hoàn khi mắc quai bị thì coi như vô sinh.
Thực tế quai bị là bệnh lành tính, nó chỉ lây lan thành dịch mà thôi, nhưng nếu chúng ta không biết cách phòng tránh dễ gây ra các biến chứng. Để phòng tránh các biến chứng khi đã mắc quai bị cần:
-Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường năng lượng cho cơ thể, khi đó cơ thể sẽ tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
-Kiêng vận động hoàn toàn, không chảy nhảy. Nếu chúng ta vận động càng làm cho khả năng phát tán của vi rút gây bệnh nhanh hơn.
Tuy nhiên, để phòng bệnh quai bị, tiêm vác xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất. Đồng thời, khi có triệu chứng của bệnh quai bị như khó ăn, nhai và nuốt gây đau thì nên ăn thức ăn lỏng, giữ vệ sinh răng miệng, khi có biểu hiện biến chứng cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi