Vì vậy, để bệnh tiểu đường được điều trị đúng cách và giảm những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra đối với người mắc bệnh tiểu đường thì việc phát hiện bệnh sớm là hết sức quan trọng. Những dấu hiệu sau là những triệu chứng của bệnh tiểu đường mà mọi người cần lưu ý.
- Đi tiểu nhiều: Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
- Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
- Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Thường xuyên khát nước.
- Sụt cân nhanh. Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành
- Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa..
- Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.
- Ứ đọng tiểu khi đi đi tiểu, bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cơ thể bị phù lên.
- Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng.
Thực tế cho thấy, đã có nhiều phương pháp chữa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả tuyệt đối. Ngày nay, y học hiện đại phát triển đã mở ra những hi vọng mới cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Mới đây nhất, các nhà khoa học đã đưa ra một phương pháp điều trị mới đối với bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của IRCM công bố trên Tạp chí Hội y học Ca-na-đa ngày 28/1/2013 cho biết thử nghiệm được tiến hành đối với các bệnh nhân tiểu đường típ 1 cho thấy tuyến tụy nhân tạo có hai kích thích tố đã cải thiện 15% mức độ đường trong máu và hạ thấp nguy cơ giảm đường huyết tới 8 lần so với các phương pháp bổ sung in-su-lin hiện nay.
Hệ thống tuyến tụy nhân tạo được xây dựng trên cơ sở thuật toán thông minh thường xuyên kiểm soát sự thay đổi mức độ đường huyết của người bệnh để tính toán lại lượng in-su-lin cần thiết. Theo các phương pháp bổ sung in-su-lin truyền thống, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng in-su-lin đưa vào cơ thể.
Theo các nhà nghiên cứu, thực tế khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được việc này. Tuyến tụy nhân tạo có thể đáp ứng được yêu cầu này đồng thời hạ thấp nguy cơ giảm in-su-lin trong máu, tình trạng nguy hiểm nhất đối với các bệnh nhân tiểu đường và là tác động ngược hay gặp phải nhất trong liệu pháp in-su-lin. Bên cạnh đó, tuyến tụy nhân tạo có thể phân phối glu-cô-gôn, chất giúp làm tăng mức độ đường trong máu khi chúng quá thấp. Tiểu đường típ 1 là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ in-su-lin, dẫn đến mức độ đường huyết cao nguy hiểm. Kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm in-su-lin là chìa khóa ngăn chặn những biến chứng có liên quan tới đường huyết cao như mù lòa hay suy thận.
Việc chữa trị cũng góp phần ngăn chặn giảm in-su-lin trong máu – tình trạng xảy ra khi đường huyết quá thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân bị lẫn lộn, mất phương hướng thậm chí mất nhận thức.
Các nhà nghiên cứu của IRCM cho biết sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm tra tác dụng của hệ thống tuyến tụy nhân tạo trong thời gian dài hơn và trên mọi nhóm tuổi. Phát hiện này được đánh giá là có tiềm năng cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo đảm an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi