1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Sán lá phổi là bệnh dễ bị bỏ qua vì thường nhầm với bệnh lao phổi. Người bệnh thường chỉ đến các thầy thuốc chuyên khoa khi đã có thời gian “lòng vòng” ở các chuyên khoa bệnh phổi khác. Bệnh do loài sán lá Paragonimus heterotremus ký sinh trong phổi hoặc màng phổi gây nên và chỉ phát hiện được lẻ tẻ, có liên quan đến tập quán ăn uống. Sán lá phổi thường ký sinh ở phổi với những nang sán có kích thước bằng đầu ngón tay, trong mỗi nang thường có hai sán và một chất dịch mủ đỏ. Cũng có trường hợp có nhiều nang sán nối liên tiếp nhau thành chuỗi hoặc tạo thành một hốc nang lớn. Phổi là nơi sán thường ký sinh nhưng cũng có trường hợp sán ký sinh ở dưới da, màng bụng, màng phổi, gan, ruột, tinh hoàn, não… Nếu sán ký sinh ở não, bệnh nhân thường có những cơn động kinh.
Qúa trình phát triển của sán lá phổi
Từ phế quản của người bệnh, trứng sán lá phổi được bài xuất ra ngoài theo đờm. Ở môi trường nước, trứng sán phát triển thành ấu trùng lông và tiếp tục chu kỳ ở các vật chủ trung gian là ốc. Ấu trùng lông thường ký sinh trên các loại ốc. Sau một thời gian, ấu trùng trở thành bào ấu trùng rồi trùng đuôi là những loại ấu trùng có khả năng bơi được. Ở giai đoạn này chúng tìm đến tôm, cua nước ngọt để ký sinh. Khi nhiễm ấu trùng tôm, cua nước ngọt trở thành vật chủ trung gian gây bệnh của sán lá phổi. Sán lá phổi không những có thể nhiễm cho người mà có thể nhiễm cho động vật có vú. Phổi bị ký sinh bởi sán có những nang sán, kích thước bằng đầu ngón tay. Trong nang thường có hai sán và một chất dịch mủ đỏ. Nhiều nang sán kế tiếp nhau sẽ thành hang hốc lớn trong phổi. Tuy nhiên không chỉ có ở phổi mà nhiều bộ phận khác cũng có thể có sán ký sinh như phúc mạc, gan, tinh hoàn, não…
Khi mắc sán lá phổi, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ho đờm có lẫn máu, thường ho nhiều vào sáng sớm. Đờm thường có màu rỉ sắt giống như viêm phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường có cơn động kinh, ở gan thì gây áp-xe gan.
2. Cách điều trị và phòng tránh
Vì có các triệu chứng lâm sàng rất giống với bệnh lao nên người bệnh thường đi đến khám chuyên khoa lao trước khi đến với chuyên khoa ký sinh trùng. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm. Nếu xét nghiệm đờm thấy trứng sán thì bệnh nhân được khẳng định là mắc sán lá phổi. Đối với trẻ em, đờm xuất ra không khạc mà thường nuốt vào nên lấy phân làm xét nghiệm xác định có sán hay không. Ngoài ra, người ta còn chẩn đoán dựa vào hình ảnh Xquang hoặc thử các phản ứng miễn dịch để vừa chẩn đoán vừa tiên lượng bệnh.
Điều trị và dự phòng: Về điều trị, cho bệnh nhân uống thuốc trị sán lá và theo dõi kết quả điều trị. Bệnh nhân thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị đặc hiệu. Trường hợp kèm theo bội nhiễm phải dùng thêm thuốc kháng sinh. Để tránh không bị sán lá phổi, mọi người không nên ăn cua đồng, tôm đồng sống hay nấu chưa kỹ.
Người dân sống ở trong vùng có bệnh sán lá phổi lưu hành đã có tiền sử ăn tôm, cua nấu chưa chín, khi phát hiện thấy các biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn điều trị thích hợp.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi