Loãng xương là một căn bệnh đặc trưng bởi thưa xương hoặc mất xương làm cho xương yếu và giòn. Nếu bạn bị loãng xương thì bạn có nguy cơ cao bị gãy xương.
Ai sẽ mắc bệnh loãng xương?
Loãng xương thường gặp ở phụ nữ cao tuổi. Tuy nhiên, hậu quả của loãng xương sớm xuất hiện trong nhiều giai đoạn của cuộc sống. Ở 25 tuổi, xương phát triển đạt đỉnh điểm, do đó điều quan trọng là giúp xương chắc khỏe ở độ tuổi này và sẽ vẫn khỏe mạnh ở những giai đoạn sau. Cung cấp lượng canxi đầy đủ và tập thể dục là rất cần thiết để tạo xương chắc khỏe.
Tại sao loãng xương là một vấn đề y tế quan trọng?
Tại Hoa Kỳ, hơn 10 triệu người bị loãng xương và gấn 34 triệu người có mật độ xương thấp. Khoảng 80% những người bị loãng xương là phụ nữ. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng: trong số những người trên 50 tuổi, 1 trong 2 phụ nữ và 8 người đàn ông bị gãy xương có liên quan tới loãng xương. Nhóm chủng tộc da trắng và Châu Á có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
Các triệu chứng của bệnh loãng xương
Xương bình thường gồm protein, collagen và canxi, tất cả đều giúp xương chắc khỏe. Nếu bị loãng xương, xương có thể bị gãy khi gặp chấn thương nhỏ mà xương bình thường sẽ không bị gãy.
Loãng xương có thể xuất hiện ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều thập kỷ nay. Vì vậy, bệnh nhân có thể không phát hiện được họ đã mặc bệnh loãng xương cho đến khi họ bị gãy xương và đau đớn.
Sau đây là các triệu chứng loãng xương phổ biến
- Gãy xương cột sống
Gãy xương cột sống có thể gây ra cơn đau lan rộng khắp cơ thể. Trong những năm qua, gãy xương cột sống lặp đi lặp lại có thể gây ra tình trạng đau lưng mãn tính, bị cong lưng hoặc mất chiều cao.
- Gãy xương vì sức nén
Gãy xương xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường gọi là gãy xương do chấn thương. Tuy nhiên, bệnh nhân bị loãng xương bị gãy xương khi đi bộ, hoặc bước khỏi lề đường, …
- Gãy xương hông
Gãy xương hông thường xảy ra do vụ va chạm, ngã. Người mắc bệnh loãng xương bị gãy xương hông ngay cả khi va chạm hoặc tai nạn nhẹ. Gãy xương hông rất khó để chữa lành.
Hậu quả của bệnh loãng xương
Gãy xương do loãng xương gây ra cơn đau dữ dội, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí không có khả năng lao động, đi lại hoặc tàn tật. Có tới 30% phụ nữ bị gãy xương hông do loãng xương đang được chăm sóc và điều trị. Khoảng 20% phụ nữ bị gãy xương hông có nguy cơ tử vong trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, những người bị gãy xương cột sống do loãng xương có nguy cơ bị gãy xương tiếp trong tương lai.
Các yếu tố dẫn tới nguy cơ phát triển chứng loãng xương
- Nữ giới
- Chủng tộc da trăng hoặc Châu Á
- Khung người mỏng và nhỏ
- Tiền sử của người thân về bệnh loãng xương
- Tiền sử sức khỏe cá nhân ( gãy xương) ở người lớn
- Hút thuốc lá
- Uống nhiều rượu
- Ít tập thể dục
- Chế độ ăn ít canxi
- Tình trạng sức khỏe yếu và nghèo dinh dưỡng
- Nồng độ estrogen thấp
- Thiếu vitamin D
Phòng chống và điều trị bệnh loãng xương
Mục tiêu điều trị bệnh loãng xương là ngăn ngừa gãy xương bằng cách tăng mật độ xương và độ chắc của xương. Để phòng và trị loãng xương, bạn nên tập thể dục thường xuyên , bỏ thuốc lá và cắt giảm rượu bia, bổ sung canxi và có chế độ ăn giàu canxi. Ngoài ra, bạn cần hấp thụ đủ vitamin D, hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hồi phục các thành phần cấu tạo nên khớp, đây là giải pháp hữu hiệu và hầu như không gây tác dụng phụ.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi