Nhân viên văn phòng, nhân viên công chức là đối tượng thường phải làm việc nhiều với máy tính, văn bản. Đặc biệt, đánh máy là kỹ năng tối thiểu mà bất kỳ nhân viên văn phòng nào cũng phải làm, do vậy tần suất sử dụng đôi tay (đặc biệt là từ cổ tay trở xuống) cao hơn hẳn những đối tượng khác. Chính điều này đã dẫn đến nguy cơ sản sinh các bệnh xương khớp vùng tay như: viêm khớp, thoái hóa khớp, ổng cổ tay. Trong bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu kĩ hơn về các chứng bệnh và phương pháp khắc phục.
Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là bệnh hệ thống ảnh hưởng lên các khớp có màng hoạt dịch. Khi xảy ra ở bàn tay được gọi dưới tên viêm khớp bàn tay (arthritis of the hand).
Viêm khớp ngón tay
Tất cả sinh bệnh học của bệnh này cũng như sự biến dạng khớp, hư khớp là do sự biến đổi của màng hoạt dịch khớp. Sụn khớp bị hủy hoại do màng hoạt dịch bị viêm thấp và ngay cả xương dưới sụn cũng bị tấn công. Ngoài ra bệnh còn có thể tấn công màng bao gân duỗi hoặc gấp gây ra sự mất cân bằng của xương, khớp và dây chằng ở bàn tay. Nếu để lâu ngày, bệnh có thể tiến triển thành thấp khớp
Triệu chứng thường thấy như:
Đau khớp cổ tay, bàn, ngón tay, sưng, nóng, đỏ, đau là triệu chứng hay gặp. Mỗi lần làm mạnh tay, để tay hơi nghiêng, cố với một đồ vật gì đó hoặc cầm nắm vật nặng cổ tay rất đau nhức, thậm chí có những lúc không thể nắm chặt tay.
Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
Thoái hóa các khớp bàn ngón tay là bệnh hay xảy ra ở bệnh nhân nữ khoảng trên 40 tuổi. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra khó chịu và có thể gây dị tật vì trường hợp nặng phải thay khớp.
Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra khó chịu và có thể gây dị tật vì trường hợp nặng phải thay khớp.
Thoái hóa khớp ngón tay
Dấu hiệu
– Khớp bị cứng, đau, khó cử động trong khoảng 15-30 phút khi mới thức dậy. Cảm giác đau tăng lên khi thực hiện các động tác như mặc quần áo, cài khuy áo, nắm duỗi bàn tay…
– Nếu để bệnh kéo dài, các triệu chứng sẽ nặng hơn, thi thoảng phát ra tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay cũng nhỏ dần. Nặng hơn, người bệnh có thể bị biến dạng ngón tay sau đó xuất hiện sưng, viêm, cứng khớp.
Hội chứng ống cổ tay
Ống cổ tay là một lối đi hẹp ở phía trong lòng bàn tay, được tạo ra bởi xương và dây chằng. Các dây thần kinh giữa kiểm soát những cảm giác và chuyển động bên trong của các ngón tay cái và 3 ngón tay đầu tiên, nó chạy qua ống xương với các dây chằng để đến các ngón tay. Khi nó bị chèn ép hoặc làm việc trong một thời gian dài kết quả là sẽ bị tê, ngứa ran hay đau ở tay tất cả được gọi là hội chứng cổ tay hay viêm khớp cổ tay (viêm khớp ống cổ tay).
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Bệnh có các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, nhất là ở phụ nữ, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong dó có nguyên nhân nghề nghiệp trong đó rất thường gặp ở những người làm việc văn phòng, thường xảy ra khi làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài.
Hội chứng ống cổ tay
Các dấu hiệu điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út. Đặc biệt không đau ở một nửa ngón áp út và ngón út; có thể đau lan đến cổ tay, lòng bàn tay và cẳng tay, nhất là về đêm, người bệnh trở nên vụng về nhất là các động tác cầm nắm.
Những bí quyết phòng bệnh hữu hiệu cho dân văn phòng
Sử dụng bàn phím và chuột đúng tiêu chuẩn quy định. Nên để các ngón tay có thời gian thả lỏng. có thể kết hợp một số động tác tốt cho tay.
Trong quá trình làm việc, vận động… bạn cần cho các cơ bắp nghỉ ngơi thư giãn, xoa bóp để giúp phục hồi khả năng tuần hoàn, làm tăng lượng máu đến các nhóm cơ vùng vai, cổ…
Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ, tránh thời gian ngồi quá nhiều.
Cần chọn tư thế hợp lý khi làm việc như chọn ghế ngồi phải vừa tầm, mông cao hơn gối, lưng thẳng hay hơi ngả ra sau, tựa thắt lưng vào lưng ghế, hai chân chấm đất trong tư thế vững vàng nhưng thoải mái. Màn hình máy tính nên đặt ngang bằng hoặc thấp hơn tầm mắt một chút.
Nên có chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
Khi gặp các triệu chứng đau nhức khớp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Tránh tự ý mua thuốc giảm đau cấp tốc, bởi trong nhiều trường hợp, các bệnh về khớp có biểu hiện giống nhau nên dễ bị kết luận nhầm.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi