Khi bạn nghĩ đến “bệnh xương giòn” hay được gọi là loãng xương, bạn sẽ hình dung ra được hình ảnh một người phụ nữ già yếu với vai hoặc hông bị đau. Tuy nhiên, bạn không thể nhìn và phát hiện ra người đó mặc bệnh loãng xương. Bạn nên tới bác sĩ và họ cần phải xem xét tiền sử cá nhân và gia đình, thói quen của bạn, cũng như kiểm tra mật độ xương để chẩn đoán bệnh.
Chuyên gia Y học Ethel S. Siris, Trung tâm Y tế Đại học Columbia ở New York cho biết: “Bệnh loãng xương có thể xảy ra ở phụ nữ, đàn ông, đặc biệt là những người cao 1m52 và nặng 42 kg.”
Loãng xương phát triển khi xương trở nên yếu và dễ gãy hơn và có nhiều khả năng gãy hay vỡ.
Gãy xương khi bạn bị ngã thậm chí khi cúi xuống, trong khi những người không bị loãng xương có thể vẫn đi lại hoạt động bình thường. Gãy xương do loãng xương thưởng xảy ra ở cột sống và hông.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương
- Mãn kinh sớm và không sử dụng Estrogen bổ sung
- Tiền sử bệnh tật, gia đình với những người bị gãy xương hông hoặc loãng xương.
- Tiền sử chán ăn, rối loạn ăn uống, trọng lượng cơ thể thấp
- Điều trị hooc-mon cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt
- Người lớn tuổi
- Người đã từng bị gãy xương
- Viêm khớp dạng thấp, bệnh tiêu hóa và một số bệnh khác.
- Hút thuốc
- Sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài ( đối với bệnh hen xuyễn hoặc các điều kiện khác)
- Uống nhiều đồ uống chứa cồn ( 3 hoặc nhiều lần mỗi ngày)
Siris nói thêm: Khi một người phụ nữ hay đàn ông lớn tuổi có vết nứt rạn xương, nên kiểm tra mật độ xương để chẩn đoán bệnh. Đây là một dấu hiệu lớn của bệnh loãng xương.
Khi nào cần phải xét nghiệm mật độ xương?
Xét nghiệm mật độ xương có thể chẩn đoán bệnh loãng xương trước khi xương bị gãy. Tổ chức Loãng xương Quốc gia khuyên rằng những đối tượng sau nên chụp X-quang:
- Tất cả phụ nữ 65 tuổi trở lên
- Phụ nữ trẻ, những người có yếu tố mắc bệnh loãng xương
- Đàn ông 70 tuổi trở lên
- Nam 50-69 có các yếu tố gây loãng xương
Một số bác sĩ sử dụng công thức FRAX để ước tính nguy cơ mắc bệnh gãy xương trong vòng 10 năm tới. Chuyên gia Y học Silvina Levis-Dusseau của Đại học Y thuộc Đại học Miami Miller cho biết: Khi ta già đi, ta sẽ mất đi một khống lượng xương và điều này dẫn tới hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ bị gãy xương.
Levis-Dusseau nói: Mọi người nghĩ rằng loãng xương là mộ phần của quá trình lão hóa mà không ai tránh khỏi, tuy nhiên điều đó là sai. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của xương, bạn nên có một lối sống lành mạnh, bổ sung canxi và vitamin D, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, ăn uống điều độ và nên kiểm tra mật độ xương thường xuyên.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi