Khớp vai được cấu tạo bao gồm chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương bả vai. Tuy nhiên, không như khớp háng, ổ chảo xương cánh tay khá nông chỉ bao phủ 1/3 chu vi của chỏm nên khớp vai dễ mất vững nếu không có sụn viền tăng cường.
Sụn viền là cấu trúc sụn – sợi nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai làm sâu thêm ổ chảo, tăng diện tích tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo. Sụn viền là cấu trúc rất vững chắc, cho phép khớp vai vận động với biên độ rất lớn, lớn nhất trong các khớp của cơ thể.
Hình minh họa sụn viền khớp vai
Sụn viền có thể bị tổn thương do các chấn thương ở khớp vai hay thoái hóa theo tuổi tác. Ví dụ, các trường hợp ngã chóng tay, ngã đập vai, kéo giật vai có thể khiến sụn viền bị rách, tổn thương.
Tổn thương sụn viền rất hay gặp ở những người chơi thể thao. Là một trong những nguyên nhân dễ bỏ sót khi thăm khám và chẩn đoán, kể cả khi có phim chụp cộng hưởng từ. Tổn thương này không chỉ ảnh hưởng đến việc tập luyện và thi đấu mà còn gây phiền toái vì đau trong các động tác sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng
– Triệu chứng chính của tổn thương này là đau, tùy mức độ tổn thương có thể đau khi vận động vai ở một số động tác hoặc đau ê ẩm thường xuyên nếu kèm theo tình trạng viêm của gân.
– Đau trong khớp vai
– Đau khi ngủ hoặc thực hiện các động tác như đưa tay qua đầu, vặn vẹo tay,…
– Cơn đau có thể lan xuống vùng cánh tay hoặc cẳng tay. Đôi khi đau cảm giác mơ hồ, không rõ ràng.
– Bên cạnh đau là tình trạng giảm vận động do đau, bệnh nhân có thể không thực hiện được động tác do đau hoặc khi cố thực hiện sẽ bị mất lực để thực hiện động tác.
– Có tiếng lạo xạo khi cử động vai
– Vai yếu, cảm giác lỏng lẻo, muốn trật hay trật khớp.
Đôi khi triệu chứng đau giống với đau do các nguyên nhân khác của bệnh lý nội khoa như viêm gân cơ, viêm quanh khớp vai… nên cần phải thăm khám kỹ mới có thể phân biệt được.
Các dạng rách sụn viền thường gặp
Rách sụn viền trước – dưới (tổn thương Bankart): nguyên do chủ yếu là khi bệnh nhân bị trật khớp vai, phần sụn viền trước-dưới bị rách, tổn thương này giúp khớp vai lỏng lẻo, dễ bị trật trở lại.
Rách sụn viền trên từ trước ra sau: vị trí rách tại nơi gân nhị đầu bám vào ổ chảo xương cánh tay, thường xảy ra ở một số người hoạt động cần đưa tay lên trên cao quá đầu như chơi quần vợt, bóng chuyền, cầu lông… Ở người lớn tuổi nguồn gốc thường là rách do thoái hóa, thường kèm tổn thương gân nhị đầu.
Vận động viên thể thao rất dễ bị rách sụn viền khớp vai
Biện pháp chữa trị
Đối với tổn thương nhẹ, không quá nghiêm trọng, bệnh nhân nên điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của vai.
Đối với trường hợp rách lớn, tổn thương nặng thì có thể tiến hành phẫu thuật. Nhờ phương pháp nội soi khớp vai, các bác sĩ có thể tiến hành khâu lại sụn bị rách bằng loại chỉ đặc biệt mà không làm tổn thương các cấu trúc xung quanh khớp vai.
Làm sao để không bị rách sụn viền khớp vai?
Để phòng tránh các chấn thương khớp vai cũng như rách sụn viền, mỗi người nên ghi nhớ một số lưu ý trong sinh hoạt cũng như trong tập luyên (đối với các vận động viên thể thao) như sau:
- Thường xuyên vận động cơ thể, cử động vai theo cái bài tập nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho các bộ phận xương khớp,…
- Nên cẩn thận trong sinh hoạt đời thường, tránh xô đẩy, va chạm làm tổn thương đến sụn viền và các khớp vai.
- Đối với các vận động viên, trước khi tham gia các môn thể thao cần chú ý khởi động thật kỹ, cố gắng thi đấu với tinh thần thân thiện, hạn chế tối đa các va chạm.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi