Theo tổ chức Y tế thế giới, loãng xương là nguyên nhân đứng thứ 2 gây nhiều bệnh tật chỉ sau tim mạch.Tổ chức Chống loãng xương quốc tế (IOF) cho biết trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có một người bị loãng xương, ở nam giới tỉ lệ này là 1/5. Tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của Viện dinh dưỡng có 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương. Căn bệnh này ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi.
Loãng xương hay còn gọi là chứng xương bị xốp xảy ra khi xương trở nên yếu và dễ gãy. Ngay cả khi người bệnh chỉ cần tạo áp lực nhẹ, như cúi người xuống hoặc ho, cũng có thể dẫn đến bị nứt xương.
Làm sao nhận biết bệnh loãng xương?
Trong giai đoạn đầu, khi xương bị mất, cơ thể không bị đau nhức hoặc có bất cứ các triệu chứng nào khác. Nhưng khi xương đã bị yếu do loãng xương, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như: đau lưng (có thể là những cơn đau dữ dội do cột sống bị nứt hoặc bị sụm), chiều cao cơ thể dần thấp lại, dáng đi khòm lưng, thường bị nứt xương cột sống, xương cổ tay, xương hông hoặc xương ở các khu vực khác.
Triệu chứng của bệnh loãng xương
Đau xương: đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống.
Khó thực hiện được các động tác quay lưng, ngửa, cúi… vì thấy đau khi làm động tác đó.
Gù lưng, chiều cao giảm đi so với lúc trẻ tuổi.
Dễ gãy xương, thường gặp là gãy đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
Đau dây thần kinh hông.
Đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.
Béo bệu, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da, hư khớp
Bệnh loãng xương xuất phát từ nguyên nhân nào?
Giảm cân không đúng cách
Lượng lipit hợp lý sẽ chuyển hóa thành estrogen, giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, thúc đẩy quá trình hình thành xương và ngừa loãng xương.
Tuy nhiên, vì muốn thon thả nên nhiều cô gái trẻ liên tục thực hiện chế độ giảm cân và hậu quả là không chỉ giảm số cân mong muốn mà còn làm giảm mật độ xương , gây bệnh loãng xương sau này.
Thường xuyên đi giày cao gót
Phụ nữ luôn thích làm đẹp và giầy cao gót đóng vai trò không nhỏ trong công cuộc này. Thế nhưng giầy cao gót cũng đem lại không ít bất lợi cho hệ xương.
Bình thường có 3 điểm trên bàn chân phải chịu lực là ngón cái, ngón út và gót. Tuy nhiên, khi đi giầy cao gót, sẽ chỉ còn 2 điểm là ngón chân cái và ngón út chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, hậu quả là gây ra các vấn đề về cột sống lưng, khớp gối….
Bởi vậy đi giày cao gót không nên có gót cao quá 5cm và mỗi tuần không nên đi quá 4 lần.
Mặc váy ngắn vào mùa đông
Xương khớp của cơ thể có liên quan trực tiếp đến sức đề kháng và hệ tuần hoàn. Mặc váy ngắn vô hình chung khiến cho đôi chân bạn chịu sự kích thích của cái lạnh, khiến cho mạch máu co thắt, giảm lượng máu cung cấp tới khớp gối. Nếu kéo dài dễ mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ít ra ngoài
Những kẻ thù của bệnh loãng xương – Sức Khỏe – Chăm sóc sức khỏe – Sức khỏe gia đình
Nếu như trước đây nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loãng xương là do chế độ dinh dưỡng kém thì nay chủ yếu do ít tiếp xúc với ánh mặt trời.
Đa phần chúng ta đều có ý thức bổ sung can-xi nhưng những người làm các công việc trong phòng là chính thì thường ít ra ngoài, ngại vận động… khiến cơ thể thiếu hụt vitamin D, can-xi không được đưa vào xương.
Uống nhiều nước có ga
Thường xuyên uống các loại nước có ga sẽ khiến mật độ xương giảm nhanh. Theo nghiên cứu của ĐH Havard cho thấy, những phụ nữ thường xuyên uống nước có ga nguy cơ bị gãy xương cao gấp 5 lần bình thường. Các nhà nghiên cứu giải thích do thành phần phốt-pho trong nước có ga lấy can-xi của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Như trên chúng tôi đã trình bày chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến sự đạt được đỉnh cao của khối xương và sự mất xương sau này. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh với hai ly sữa giàu canxi mỗi ngày có tốc độ mất xương chậm hơn rõ rệt so với không uống sữa. Ở những nước đang phát triển, chế độ ăn quá giàu chất đạm không tương xứng với lượng canxi được đưa vào cơ thể là một trong những nguyên nhân làm giảm khối lượng xương. Thói quen uống rượu, hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng xương.
Theo Dược sĩ Hưng và giadinh123
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi