HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

    1. Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu kẽm 

    Thiếu kẽm rất hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra bởi cơ thể không có khả năng dự trữ khoáng chất này. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng:
    – Mất cảm giác thèm ăn
    – Chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu
    – Rụng tóc
    – Tiêu chảy
    – Chứng bất lực
    – Tổn thương mắt và da
    – Giảm cân
    – Vết thương chậm hoặc không liền sẹo
    – Nhầm lẫn về mùi vị
    – Tăng trưởng chậm ở trẻ em
    Tuy nhiên, không được bổ sung quá nhiều khoáng chất quan trọng này. Ngộ độc kẽm có thể xảy ra khi dùng viên bổ sung, dùng thuốc ho hay thuốc cảm quá liều.
    Nếu có biểu hiện dung nạp kẽm quá liều, sẽ có cảm giác đắng và tanh vị kim loại trong miệng, hoặc đau dạ dày, buồn nôn, nôn vọt, tiêu chảy và chuột rút
    2. Những người có nguy cơ thiếu kẽm
    Do việc bổ sung kẽm hằng ngày là yêu cầu bắt buộc để duy trì tình trạng sức khỏe toàn cơ thể, nên một số người sẽ có nguy cơ thiếu kẽm:
     
    Những người ăn chay: Một phần lớn chất kẽm có trong thực phẩm là từ các loại thịt. Vì thế, những người ăn chay cần bổ sung tới 50% lượng kẽm trong chế độ ăn của mình so với những người không ăn chay.
    Những người mắc bệnh tiêu hóa: Những người bị viêm ruột, bệnh thận mãn hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó hấp thụ cũng như giữ lại các chất kẽm có trong thực phẩm họ ăn.
    Phụ nữ mang thai và cho con bú: Để đáp ứng nhu cầu kẽm của thai nhi, thai phụ, đặc biệt là những người mà cơ thể ít có khả năng dự trữ kẽm cần phải bổ sung kẽm hằng ngày với liều lượng nhiều hơn những người khác.
    Trẻ bú mẹ: Cho đến khi trẻ được 7 tháng tuổi, các bé có thể nhận được kẽm bổ sung qua bú mẹ. Sau đó, nhu cầu mỗi ngày sẽ tăng 50% và sữa mẹ lúc này không còn đủ đáp ứng.
    Người bị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% những người bị bệnh tế bào hồng cầu hình lưỡng liềm có nồng độ chất kẽm trong cơ thể thấp (đặc biệt là trẻ em) do cơ thể họ khó hấp thụ chất này.
    Người nghiện rượu: Một nửa số người nghiện rượu có nồng độ kẽm trong cơ thể thấp bởi vì cơ thể họ không thể hấp thu dưỡng chất do nhu động ruột suy yếu hoặc đã bị bài tiết hết qua nước tiểu.
    3. Các nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm
    – Thiếu cung cấp: Trẻ đẻ non, nhẹ cân thiếu kẽm từ trong bụng mẹ, ăn bổ sung kém chất lượng, chán ăn do bệnh nhiễm trùng, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kéo dài.
    – Do thải trừ nhanh: Tiêu chảy, bỏng, xuất huyết, ra nhiều mồ hôi.
    – Do kém hấp thu: Tiêu chảy mãn, cắt ruột…, chế độ ăn quá nhiều chất xơ cản trở hấp thu kẽm.
    – Do bổ sung sắt, canxi ức chế cạnh tranh hấp thu kẽm.
     
    – Các rối loạn di truyền: hội chứng Down, Thalassemi, tiểu đường.
    – Trẻ khuyết tật: bại não, co rút tứ chi, teo cơ.
    – Stress liên tục. Khi nào cần bổ sung kẽm?
    3. Những nguồn bổ sung kẽm
    Vì cơ thể không tự sản sinh được dưỡng chất quan trọng này nên điều quan trọng là ăn nhiều các thực phẩm giàu kẽm hằng ngày. Dưới đây là một số nguồn:
    Tác dụng của kẽm đối với cơ thể
    Con hàu chứa rất nhiều kẽm
    – 6 con hàu sống cỡ trung cung cấp: 76,7mg kẽm
    – 100g cua biển nấu chín cung cấp 6,5mg kẽm
    – 120g thịt thăn bò nạc nướng cung cấp 6,33mg kẽm
    – 1/4 tách hạt bí sống cung cấp 2,57mg kẽm
    – 120g tôm nướng hoặc hấp cung cấp 1,77mg kẽm
    – 150g nấm mũ nâu sống cung cấp 1,56mg kẽm
    – 1 cốc rau chân vịt luộc cung cấp 1,37mg kẽm
    Bao nhiêu kẽm là đủ?
    Khuyến nghị về nhu cầu hằng ngày đối với kẽm như sau:
    – Trẻ 0-6 tháng: 2mg/ngày
    – Trẻ 7-11 tháng: 3mg/ngày
    – Trẻ 1-3 tuổi: 3mg/ngày
    – Trẻ 4-8 tuổi: 5mg/ngày
    – Trẻ 9-13 tuổi: 8mg/ngày
    – Nam giới (từ 14 tuổi trở lên): 11mg/ngày
    – Nữ giới (19 tuổi trở lên): 8mg/ngày
    – Phụ nữ mang thai (sau 18 tuổi): 11-12mg/ngày
    – Phụ nữ cho con bú: 12-13mg/ngày
    4. Cách tăng lượng kẽm trong chế độ dinh dưỡng
    Tăng cường lượng kẽm trong chế độ ăn rất đơn giản. Dưới đây là những mẹo đơn giản và dễ thực hiện:
    – Hạn chế rượu và cà phê: Cả 2 chất này đều khiến kẽm bị bài tiết nhanh qua đường tiểu.
    – Không nấu nhừ: Hấp, luộc, nướng quá kỹ đều làm lượng kẽm trong thực phẩm giảm tới 1 nửa, đặc biệt là đậu đỗ.
     – Ăn các thực phẩm không chế biến sẵn: trên 75% lượng kẽm trong bột mỳ bị mất đi khi qua chế biến. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng.
    – Ăn thịt nạc: Nếu không phải là người ăn chay, cách tốt nhất để bổ sung chất kẽm hằng ngày là ăn thịt. Cá cũng là nguồn rất giàu dưỡng chất này.
    – Đậu đỗ là tốt nhất: Nếu không ăn được thịt thì hãy thêm đậu hộp vào món sa-lát hay các món ăn để bổ sung lượng kẽm cần thiết.
    Dược sĩ Hưng

    sorento one

    SORENTO ONE

    CHO TIÊU HÓA KHỎE – CHO TRẺ HAM ĂN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương